gia thế giới tầm quan trọng thiết bị điện thoại máy ảnh công nghệ tập đoàn sản phẩm đa dạng người tiêu dùng mạng xã hội hệ điều hành
Tại Triển lãm CES 2013, những tập đoàn lớn trong lĩnh vực kỹ thuật số đã trình làng nhiều thiết bị mới mẻ mang tính đột phá với nhiều đặc điểm khá giống nhau.
Chúng tạo thành xu hướng mới trong việc vận dụng công nghệ cao để các nhà sản xuất tiếp tục cho ra đời nhiều sản phẩm đa dạng và hữu ích mà các chuyên gia công nghệ đánh giá chẳng khác gì những "quả bom tấn" trong năm 2013.
Đọc E-paper
Hệ điều hành Android đã lấn sang lĩnh vực chế tạo máy ảnh
Có vẻ như từ khi Samsung cho ra mắt người tiêu dùng chiếc máy ảnh Samsung Galaxy chạy trên hệ điều hành Android, các hãng khác trên thế giới lập tức bước vào cuộc đua sản xuất máy ảnh sử dụng hệ điều hành này, ví dụ Nikon trình làng chiếc máy ảnh S800C thông minh với các tính năng tương tự.
Các mẫu máy ảnh Android thi nhau leo lên kệ tại các cửa hàng thiết bị số làm cho hệ điều hành Android trở nên có giá hơn bao giờ hết. Điểm độc đáo của chúng là tích hợp và cho phép người dùng cài đặt thêm ứng dụng. Người dùng có thể chỉnh sửa nhanh bức ảnh vừa chụp được và tải ngay lên mạng xã hội như Facebook mà không cần dùng đến laptop hay tablet.
Ngoài ra, máy ảnh Android còn kèm theo rất nhiều hiệu ứng như mắt cá, thu nhỏ, bộ kính lọc màu, giả cổ, ghép ảnh... Không chỉ với những mẫu máy ảnh compact, các nhà sản xuất còn sử dụng hệ điều hành Android thực hiện chức năng thay thêố́ng kính nhằm làm mới dòng máy ảnh không gương lật đang rất ăn khách hiện nay.
Vi xử lý tám lõi lên ngôi
Những câu chuyện bên lề về bộ vi xử lý tám lõi của Công ty MediaTek và chip Exynos tám nhân của Samsung đang tạo nên đề tài bình luận khá nóng bỏng, trong khi số lượng thiết bị sử dụng vi xử lý bốn nhân đang bắt đầu được chuẩn hóa.
Chúng ta biết cấu hình của smartphone năm 2011 là lõi kép, năm 2012 đã lên lõi tứ và phải chăng, ngay trong năm nay sẽ là lõi tám?
Tại Triển lãm CES 2013, cả hai tập đoàn Samsung và Huawei đều công bố những dòng chip tám nhân đầu tiên thế giới nhưng nhiều người cho rằng hai nhà sản xuất chip di động lớn nhất hiện nay là Nvidia và Qualcomm chưa lật ra "con bài tẩy" của họ.
Chính Nvidia là nhà sản xuất đầu tiên trình làng bộ vi xử lý di động nhiều hơn bốn nhân và cũng là hãng châm ngòi cuộc đua chip bốn lõi trong năm ngoái.
Hiện tại, hãng này đang chú trọng đến việc tối ưu hóa vi xử lý bốn lõi, chẳng hạn Snapdragon 800 được giới thiệu là có tốc độ nhanh tới 75% S4 Pro khi áp dụng công nghệ sản xuất 28nm HPm, tốc độ xử lý của mỗi nhân lên tới 2,3GHz và dùng GPU Andreno 330 có khả năng ghi, xuất video ở độ phân giải 4K.
Trong khi Tegra 4 được Nvidia quảng bá là chip nhanh nhất thế giới vẫn là cấu trúc bốn nhân nhưng dùng bộ xử lý Cortex A15 và tối ưu đồ họa bằng GPU GeForce 72 nhân, tiết kiệm năng lượng tới 45% so với Tegra 3.
Sạc không dây trở thành chuẩn chung
Công nghệ sạc pin không dây sắp tới có thể sẽ làm cho người ta tạm thời quên đi các dây cáp và ổ cắm. Một công nghệ tưởng chừng chỉ có trong các cuốn sách khoa học viễn tưởng đang trở thành sự thật hiển nhiên và được áp dụng vào nhiều thiết bị hiện đại trong thời gian tới.
Hiện tại, việc thiếu một tiêu chuẩn chung là lý do khiến công nghệ sạc pin không dây chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất thiết bị di động. Thế nhưng, sự xuất hiện smartphone Nokia Lumia 920 kèm bộ sạc không dây Qi và chiếc gối sạc dành cho Lumia 810 cùng một chiếc đế sạc không dây kèm với loa đã mở ra một xu hướng mới.
Bên cạnh đó, các hãng LG và HTC cũng đã giới thiệu một số sản phẩm có hỗ trợ chuẩn Qi, cho phép khách hàng sạc pin không dây tại các điểm dịch vụ trong cửa hàng của họ. Tuy nhiên, Qi không phải là chuẩn duy nhất hỗ trợ công nghệ sạc không dây.
Được biết, Liên minh Năng lượng không dây đã có kế hoạch trình làng một số thiết bị nội thất được tích hợp công nghệ sạc không dây, lôi kéo được những tập đoàn lớn như LG, Samsung, HTC cùng tham gia. Như vậy, năm nay có thể sẽ xuất hiện nhiều dòng điện thoại thông minh mới (thậm chí là cả tablet) được ứng dụng công nghệ sạc pin không dây.
Tương tác thực ảo sẽ trở nên phổ biến
Đi từ ý tưởng người đeo kính chỉ cần đưa điện thoại ra phía trước một chiếc xe hay một món đồ trang sức là thiết bị lập tức phân tích dữ liệu, đối chiếu hình ảnh để cung cấp các thông tin cơ bản về giá cả, chất liệu, thương hiệu...
Hãng Nokia đã cài sẵn ứng dụng City Lens vào trong điện thoại Lumia 820 và 920, cho phép chủ máy quét camera để tìm kiếm các khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hàng... trong khu vực gần vị trí người ấy đang đứng. Để tìm hiểu thêm thông tin, chủ máy chỉ cần nhấn vào điểm cần xem là biết ngay được địa chỉ, thêm các đánh giá của cộng đồng về điểm đó...
Động thái này của Nokia được cho là đã nâng tầm quan trọng của AR và trở thành nguồn động lực giúp các nhà nghiên cứu - phát triển công nghệ tương tác thực ảo tự tin hơn khi viết ứng dụng.
Nếu các ứng dụng được phát triển trong thời gian qua mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chưa chứng tỏ được vai trò quan trọng của công nghệ AR thì gần đây, nhiều hãng lớn bắt đầu nhận thấy rằng AR sẽ là công nghệ không thể thiếu trong các đời điện thoại thông minh ở tương lai gần.
Tính năng NFC
Rất có thể các thiết bị lưu trưữ́ng dụng công nghệ NFC cũng sẽ kịp thời có mặt trên thị trường ngay trong năm nay, giúp người dùng chia sẻ hình ảnh, dữ liệu, phim ảnh bằng cách đơn giản là cho các thiết bị chạm với nhau.
Ngoài những chiếc loa NFC của Nokia, hai nhà sản xuất Sony và Parrot cũng trình làng các loại loa và tai nghe có thể kết nối với điện thoại thông minh nhờ công nghệ NFC. Sắp tới, khi mà hầu hết điện thoại thông minh đều được trang bị NFC thì hy vọng sẽ có thêm nhiều thiết bị ngoại vi được khai thác công nghệ chạm để chia sẻ này.
hệ điều hành máy ảnh gia công nghệ tầm quan trọng sản phẩm đa dạng thiết bị người tiêu dùng thế giới điện thoại mạng xã hội tập đoàn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét