công ty bão gia mông
Tết chỉ có trẻ nhỏ thích, đó là câu nói của nhiều người. Vậy tại sao họ thờ ơ với Tết?
Mệt mỏi mua vé tàu xe về quê
Cứ mỗi dịp Tết là nhiều người chợt giật mình chạy đôn chạy đáo đi mua vé về quê Vì nếu chậm chân ngay cả vé máy bay cũng không có dù trả giá gấp đôi để mua. Đông đảo nhất vẫn là các chuyến xe đường dài, kế tiếp là cháy vé tàu hỏa .
Chen nhau mua vé Tàu ở ga Sài Gòn
Người ta thấy Ga Sài Gòn chật cứng hành khách đến mua vé tàu Tết trong ngày đầu tiên bán vé trực tiếp. Mới qua 5 giờ sáng của ngày phát hành đầu tiên, số thứ tự để mua vé hôm đã hết, điệp khúc chầu chực lại bắt đầu.
Vật vã vì tấm vé về quê
Hoàng Phương (sinh viên năm 2, ĐH Mở TP.HCM), chờ mua vé tàu đi Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết, hôm nay Phương xin nghỉ học và có mặt ở ga từ 4 giờ sáng để lấy số thứ tự và được số... 700. Nhưng đó vẫn còn may mắn vì nhiều người chờ cả đêm nhưng vì lơ đễnh trong phút chốc mà công xếp hàng đổ sông đổ biển vì lý do tế nhị là... đi vệ sinh.
Đã vậy, các cò vé còn công khai bán lại cho người có nhu cầu (ăn hoa hồng từ 200.000 - 250.000đ) theo hình thức "mua nhầm". Người mua vé sẽ đổi lại vé nếu lo sợ kiểm tra theo CMND nhưng hầu hết các cò đều cho rằng: "đông lắm chẳng ai thèm kiểm đâu".
Cò vé ngang nhiên hoạt động ở ga Hà Nội
Dọn dẹp nhà cửa
Quan niệm ngày Tết nhà cửa phải sạch sẽ, nhất là những ngày đầu năm chẳng ai lại đi quét dọn (theo phong tục). Nên những ngày trước thềm năm mới ai cũng phải bắt tay vào dọn dẹp, kể cả những nhà có người làm vì đa phần dịp Tết họ đã xin phép về quê.
Không phải ai cũng có tiền thuê dịch vụ dọn dẹp nhà cửa
Khâu dọn dẹp này khiến rất nhiều người ngán vì có những chỗ cả năm không dọn như: cầu thang, sân thượng,... đều phải được quan tâm "triệt để". Đó là chưa kể các công đoạn khó như: quét màn nhện, dọn bỏ bớt đồ không cần thiết,...
Nam giới thường là người lãnh trách nhiệm dọn dẹp dịp Tết
Chưa kể những ngày cuối năm nhiều người vẫn còn bận bịu với công việc ở công ty, vừa giải quyết xong về nhà lại phải tiếp tục lau dọn. Nhiều gia đình may mắn đông nhân lực còn đỡ, chứ những nhà neo người thì thật oải.
Anh Danh nhà ở đường Tôn Đản, Quận 4 cho biết: "Nhà mình có ba tầng, một tầng để cho đứa cháu ở nhờ học đại học, một tầng cho khách và tầng còn lại của hai vợ chồng. Tết cả hai vợ chồng đều oải vì phải dọn hai tầng và sân thượng, may là tầng kia thì có đứa cháu ở và đã tự động dọn dẹp rồi".
Nếu ít người việc dọn dẹp nhà cửa giống như cơn ác mộng
Ăn nhậu thâu đêm
Khoảng ăn nhậu ngày Tết thì cũng muôn màu, nhất là tại các công ty luôn có những buổi tiệc Tất niên thâu đêm mà dân tình vẫn gọi vui là tăng hai, tăng ba. Dĩ nhiên, rất khó để từ chối những cuộc vui này vì đôi khi nó có sự góp mặt của cả sếp, phòng ban hay thậm chí cả công ty.
Series ăn nhậu Tết bắt đầu từ các buổi tiệc Tất niên của công ty
Chưa kể là muôn vàn cuộc nhậu khác với bạn bè, bang hội,... mà trong năm đã cố thoái thác giờ chỉ có thể chạy đằng trời. Ngoài mặt thì ai nấy đều cố tỏ ra vui vẻ nhưng bên trong thì mệt mỏi, chán chường.
Sau đó đến bạn bè, hội, nhóm
Anh Tâm lái xe cho biết: "Mình tuy mối quan hệ không nhiều nhưng những ngày Tết nội nhậu với cánh đồng nghiệp cũng ngày ba cử. Đến lúc về nhà ai đưa về cũng không biết, mai tỉnh dậy lại phải đi tiếp dù mệt mỏi vô cùng".
Đó là chưa kể những ngày sang thăm họ hàng ở những nơi xa xôi. Sau một hồi chạy hoặc ngồi xe lại phải xuống nhậu như máy chẳng ai cảm thấy thoải mái nổi cả. Trong đầu chỉ mong Tết chóng qua cho tấm thân bớt khổ.
Cuối cùng là những cuộc nhậu với gia đình, họ hàng
Chen chúc mua sắm
Khoản mua sắm những ngày cuối năm không nói ai cũng biết, giống như một cơn bão. Không tính đến những khó khăn khiến các mặt hàng như: quần áo, giày dép, trang sức,... giảm lượng tiêu thụ.
Siêu thị nơi có nhiều mặt hàng bình ổn được người dân tin tưởng
Các mặt hàng thiết yếu như: thịt, hoa, bia, nước ngọt,... vẫn tiêu thụ khá mạnh, nhất là khi chúng lại được khuyến mãi giảm giá. Các bà nội trợ nếu thấy nơi nào có khuyến mãi (giới hạn thẻ hội viên hay mỗi người chỉ được mua một sản phẩm).
Các mặt hàng không thể thiếu dịp Tết vẫn rất đắt hàng
Đôi khi họ còn gọi thêm người nhà đến chen chân mua để trữ dùng hoặc bán lại nếu có dịp. Do đó, các quầy hàng dạng này thường là ác mộng với những ai không thích cảnh chen chúc đông đúc.
Chị Hằng cho biết: "Năm nào cũng đi chợ Tết cùng mẹ, dù chỉ mua có hai ba món nhưng hai mẹ con mất gần 3 tiếng đồng hồ vì quá đông. Chen chúc một lúc về đến nhà thì áo ướt cứ như tắm mưa".
Chen chúc mua hàng cuối năm là hình ảnh không thể thiếu dịp xuân về
Lo sợ cướp giật
Tết mọi người có thể nghỉ việc nhưng cướp thì không, nếu trước Tết nhiều băng cướp hoạt động táo tợn để kiếm tiền tiêu xài. Thì trong Tết chúng lại càng hoạt động tích cực bởi sự lơ là của người dân.
Cướp giật không có ngày nghỉ, chính vì thế cần luôn cảnh giác
Ngày vui trong lòng ai cũng phơi phới, chưa kể việc mang theo tiền hay quà có giá trị lớn rất dễ trở thành mục tiêu của bọn cướp. Nhất là đường sá trở nên vắng vẻ hơn và cũng giảm bớt sự túc trực của cảnh sát, khiến chúng dễ bề hoạt động.
Ngày Tết vắng vẻ càng tạo thêm thuận lợi cho bọn cướp
Rất nhiều người lo lắng việc đi lại trong dịp Tết và thường chọn taxi làm phương tiện di chuyển cho an toàn. Vì có lỡ quá chén chỉ cần lên taxi, nói địa chỉ là được đưa về tận nhà, không phải lo lắng ngủ gật ở đâu đó bị móc bóp, rạch giỏ.
Chị Hà Minh là kế toán cho một công ty làm ăn với các đối tác nước ngoài nên dịp cuối năm vẫn khá bận rộn với nhiều cuộc gặp mặt, lúc nào trong túi xách cũng mang vài chục triệu cho việc thanh toán.
Không nên để các tài sản giá trị hớ hênh
Chị kể: "Một lần trong dịp Tết đi chiếc Piaggio Liberty xuống dốc cầu Nguyễn Văn Cừ thì bị một tên cướp cúi người thò tay giật mất, bên trong có hơn 60 triệu đồng, cùng nhiều giấy tờ quan trọng. Vì là buổi trưa mùng 2 nên đường rất vắng chẳng kiếm được người có thể giúp".
Cơn bão đồ ăn thừa
Đi đến nhà nào cũng chỉ gặp những món quen thuộc như: củ kiệu, dưa hấu, bánh chưng,... Điều đó, khiến mọi người trở nên "chán ăn". Thế nên không khỏi ngạc nhiên vì sao ngày Tết thường thừa đồ ăn mà sao có nhiều người vẫn đi ăn quán.
Đồ ăn Tết truyền thống không thể thay đổi
Dĩ nhiên, có người vẫn cố "xử lý" cho hết các thức ăn dư vì tiếc, khiến cho dịp Tết trở thành cơn ác mộng "đồ ăn thừa" mà mỗi lần nhớ đến vẫn cảm thấy sợ. Chưa kể đến những tình huống ngây hại cho sức khỏe khi sử dụng thực phẩm bị hư.
Bỏ đi thì tiếc, cố ăn thì nguy
Anh Phát nhà ở Quận Bình Thạnh kể: "Tết năm 2012 nhà khui bánh chưng, thấy một góc có mùi hôi bèn lấy dao cắt bỏ, phần còn lại vẫn thơm cho vào chảo chiên rồi ăn. Nhưng kết quả cả nhà vẫn phải nhập việc súc ruột vì ngộ độc thực phẩm. Từ đó, thấy cái gì hư là quăng luôn không tiếc của ăn nữa".
Thất thoát tiền vì quà và lì xì
Ngày Tết không thể thiếu khoản quà cáp và tiền lì xì, với nhiều người đôi khi nó là con số lớn, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Dù vậy, do một phần là phong tục, phần còn lại là yêu cầu công việc nên chi phí cho những khoản như vầy là yêu cầu bắt buộc.
Biếu quà dịp Tết đôi khi không thể thiếu
Việc đi chúc Tết họ hàng thấy trẻ nhỏ thì bắt buộc phải lì xì rồi nhưng phong tục này đôi khi còn đi đôi với sĩ diện. Nhiều người vẫn vô tình bắt gặp đám trẻ bóc bao lì xì mà không kèm theo những câu chê bai: "Sao chú X nhà giàu mà lì xì ít vậy?".
Tiền quà và lì xì khiến bạn tốn một khoản không nhỏ
Chỉ cần một hai lần nghe câu nói đó nhiều người phải chột dạ mà bỏ thêm vào phong bao lì xì cho họ hàng để đỡ mang tiếng keo kiệt. Một khoản thất thoát khác chính là phải chi quà biếu cho sếp hya các đối tác kinh doanh.
Bỏ bao lì xì bao nhiêu luôn được mọi người cân nhắc
Dĩ nhiên, với những món quà đặc biệt này nếu không độc hoặc giá trị thì cũng phải nhiều về chất lượng. Để đạt được những tiêu chí đó thì giá tiền của món quà hẳn không nhỏ chút nào. Chính vì thế, nó khiến cho người trong cuộc phải đau đầu trong dịp Tết.
Ác mộng với dân FA
Ước mơ "có gấu" chở đi chơi dịp Tết
Bước vào Tết khi khí trời se lạnh, thấy các cặp tình nhân tay trong tay mà mình lại lủi thủi một mình, hẳn sẽ chẳng ai muốn ra đường dạo phố. Việc đó khiến cho một bộ phận không nhỏ chán ghét Tết.
Nhiều người tự an ủi, Đôrêmon còn ế cơ mà?
Vì cả năm bận bịu với công việc, vui vẻ với đồng nghiệp nên nhiều người cô đơn chợt quên đi số phận hẩm hiu của mình. Để cứ mỗi độ xuân về lại chợt giật mình nghĩ thầm: "Khốn nạn thân tôi, đến giờ mà vẫn chưa có gấu để ôm" và cũng từ đó làm phát sinh nhiều dịch vụ cho thuê người yêu đón Tết .
Theo NCĐT
gia công ty mông bão
0 nhận xét:
Đăng nhận xét