tầm quan trọng hàn quốc nhật bản trung quốc iran tokyo văn phòng kế hoạch bão
Ấn Độ đã quyết định thành lập một quân đoàn "tấn công sơn cước" dọc biên giới với Trung Quốc
Chính phủ Pakistan vừa chính thức chuyển quyền điều hành cảng Gwadar từ Công ty PSA International của Singapore cho công ty hải cảng nước ngoài của Trung Quốc khiến Ấn Độ không khỏi lo lắng.
Hải cảng Gwadar được cho là có tầm quan trọng chiến lược đối với kinh tế, an ninh Trung Quốc
Ảnh: VIRTUALTOURIST.COM
"Chuỗi ngọc trai" tham vọng
Ý định chuyển giao quyền điều hành hải cảng nước sâu có vị trí chiến lược trên biển Ả Rập này đã được Pakistan thông báo từ năm 2011. Khi ấy, Bắc Kinh có chút do dự nhưng sau cùng đồng ý tiếp nhận bất chấp tình hình an ninh ở Balochistan (nơi đặt hải cảng) đang xấu đi do là nơi ẩn náu của nhiều thủ lĩnh Taliban cũng như sự phản đối của người dân trong khu vực.
Đối với Trung Quốc, cảng Gwadar có thể đóng vai trò của một đường dẫn năng lượng an toàn, tách khỏi các vùng biển bất ổn tại eo biển Malacca, nơi có mặt của các tàu Ấn Độ đang tham gia chiến dịch chống cướp biển và biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Khí đốt và dầu mỏ cập cảng sẽ được dẫn theo đường ống đi qua Balochistan để vào khu tự trị Tân Cương.
Song song đó, cảng Gwadar cũng là trạm dừng chân lý tưởng cho ý đồ thâm nhập Ấn Độ Dương của Bắc Kinh. Nếu cập cảng Gwadar, các tàu hải quân Trung Quốc chỉ cần vài giờ là có thể "can thiệp" vào lộ trình vận chuyển năng lượng đến Ấn Độ cũng như dễ dàng theo dõi hoạt động hải quân của nước này ở vùng Vịnh và vịnh Aden.
Ngược lại, cảng Gwadar cũng đem lại lợi ích không nhỏ cho Pakistan, cụ thể nhất là giảm bớt sự phụ thuộc vào cảng Karachi - hiện là nơi xuất và nhập khẩu 68% hàng hóa Pakistan. Karachi nằm gọn trong tầm bắn của quân đội Ấn Độ trong khi Gwadar cách Ấn Độ 400 km sẽ giúp Islamabad kịp thời phản công. Do đó, Pakistan hy vọng Trung Quốc sẽ sớm hoàn thành phần hạ tầng và biến Gwadar thành một căn cứ hải quân.
Bên cạnh cảng Gwadar, Trung Quốc đã tạo dựng được sự hiện diện vững chắc tại cảng Hambantota của Sri Lanka, đồng thời đang tranh thủ sự ủng hộ của Maldives. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang xây dựng các hải cảng tại Chittagong và Sonadiya của Bangladesh.
Cảm thấy đang bị bao vây, Ấn Độ đang thúc đẩy quan hệ với Oman và tăng tốc kế hoạch phát triển cảng Chahbahar của Iran, đồng thời chọn cách thắt chặt quan hệ với Mỹ và hợp tác sâu rộng hơn với Nhật Bản.
Chơi dao có ngày đứt tay
Ngoài Ấn Độ bị ảnh hưởng trực tiếp, còn nhiều nước khác không thể ngồi yên trước sự có mặt của Trung Quốc ở Gwadar như Iran, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Mỹ. Cảng này sẽ đe dọa 2 cảng chính của Iran là Chabahar, Bandar Abbas và có thể phá thế gần như độc quyền của Iran tại eo biển Hormuz. Tương tự, UAE không vui vì Gwadar sẽ làm suy giảm các lợi ích thương mại của cảng Dubai. Đặc biệt, Hạm đội 5 của Mỹ tại Trung Đông cũng như các căn cứ của nước này trên bán đảo Ả Rập cũng bị đe dọa nghiêm trọng.
Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có cắn một miếng quá to so với khả năng "nhai" của họ? Chiếm được nhiều lợi thế cũng đồng nghĩa với việc phát sinh lắm kẻ thù. Bên cạnh các nước trên, phiến quân ly khai Balochs tại Balochistan luôn xem Trung Quốc là kẻ thọc gậy bánh xe kể từ khi nước này bắt đầu liên quan đến cảng Gwadar 10 năm trước. Ngoài những thế lực bên ngoài, Trung Quốc còn chính thức khuấy động các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Tân Cương một khi tiếp nhận Gwadar.
Trong một diễn biến liên quan, báo Indian Express ngày 4-2 cho biết sau nhiều lần trì hoãn, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định thành lập một quân đoàn "tấn công sơn cước" dọc biên giới với Trung Quốc. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ triển khai gần 89.000 binh sĩ và 400 sĩ quan tại Panagarh, Tây Bengal. Ngoài ra, còn có một lữ đoàn thiết giáp độc lập cùng một sư đoàn pháo binh, cho phép New Delhi "thọc" vào Tây Tạng trong trường hợp Trung Quốc động binh. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải khó khăn về tài chính. Ước tính số tiền cần thiết để triển khai kế hoạch cao hơn so với dự toán ban đầu khoảng 650 tỉ rupee. Hàn Quốc phản đối Nhật Bản Chính phủ Hàn Quốc hôm 5-2 đã phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản lập một văn phòng về các vấn đề lãnh thổ và đòi Tokyo đóng cửa ngay văn phòng này. Ông Cho Tai-young, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, cho rằng động thái trên của Nhật là "rất đáng tiếc" và cho thấy Tokyo "không ăn năn về lịch sử xâm lược" của mình. Ông Cho cũng tái khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Dokdo và cho biết không có vấn đề lãnh thổ nào tồn tại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo hãng tin Yonhap, phản ứng trên được đưa ra ngay sau khi ông Ichita Yamamoto, Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề lãnh thổ của Nhật, thông báo việc thành lập một văn phòng để thúc đẩy chủ quyền đối với các đảo, trong đó có nhóm đảo Dokdo mà Tokyo gọi là Takeshima. Quan hệ Nhật - Hàn đã trở nên căng thẳng theo sau chuyến thăm Dokdo của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào tháng 8-2012.Phương Võ |
văn phòng trung quốc hàn quốc nhật bản tokyo tầm quan trọng bão kế hoạch iran
0 nhận xét:
Đăng nhận xét