Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Bát nháo dịch vụ cho thuê lao động trá hình

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm xã hội thị trường bão bảo hiểm tai nạn lao động dịch vụ người lao động quyền lợi quy định bộ luật lao động lao động nhu cầu đồng bảo hiểm xử lý nghiêm bảo hiểm thất nghiệp

(Dân trí) - Chỉ hơn 3 tháng nữa để Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực (1/5/2013). Hoạt động cho thuê lại lao động không phép đang tận dụng khoảng thời gian, cơ hội cuối cùng để bùng phát đột biến, "vơ vét" nốt trước khi chịu buông tay thúc thủ.

Dịch vụ cho thuê lại lao động đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới, bắt đầu xuất hện tại Việt Nam từ khoảng năm 2001, ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Bộ luật Lao động sửa đổi lần này lần đầu tiên ghi nhận quy định quản lý, tạo khuôn khổ cho hoạt động này.

Dịch vụ "vàng thau lẫn lộn"

Hiện nay, xu hướng thuê lao động ngoài  tại các doanh nghiệp nhiều nhất ở các dịch vụ vệ sinh, bảo vệ, dọn dẹp... nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và hạn chế tình trạng lao động dôi dư. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động theo mùa vụ, có nhu cầu lao động thường xuyên biến động theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, lại có nhu cầu cao trong việc sử dụng lao động ngắn hạn cho việc thi công công trình, thực hiện dự án hoặc đáp ứng các đơn hàng trong mùa cao điểm.

Với xu hướng đó, việc sử dụng dịch vụ cho thuê lao động đang ngày càng được ưa chuộng vì những tiện ích mà nó mang lại. Sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp có thể "khoán" hẳn cho các công ty cung ứng dịch vụ trong việc tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo và thực hiện các trách nhiệm đối với lao động như trả lương, thưởng, đóng bảo hiểm, thậm chí cả xử lý tai nạn lao động, đình công...

Bát nháo dịch vụ cho thuê lao động trá hình

Theo quy định, những doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê lại lao động phải ký quỹ 1 tỷ đồng.

Nhu cầu có thật nhưng quản lý lỏng lẻo, thiếu quy định cụ thể nên hiện thị trường cho thuê lại lao động vẫn mang đậm tính tự phát, "bát nháo". Bên cạnh các doanh nghiệp được cấp phép triển khai dịch vụ cho thuê lao động, vẫn tồn tại tình trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động không phép, hoạt động chui, cung ứng lao động bất hợp pháp.

Các đơn vị hoạt động "chui" này thường không thiếu các chiêu bài để lách như làm hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm, tư vấn nhân sự, hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực, hỗ trợ quản lý kinh doanh...

Bỏ quên quyền lợi người lao động

Những hoạt động thiếu minh bạch, lành mạnh đó đang gây tác động xấu cho thị trường lao động. Nhiều doanh nghiệp cố tình lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động, nhất là lao động phổ thông, để tìm cách "trốn tránh" nghĩa vụ với người lao động như không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, không giải quyết chế độ thai sản, ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động cho người lao động, cắt xén tiền lương, ăn chặn tiền thưởng và các lợi ích khác của người lao động. Tình trạng người lao động không được nghỉ phép, không được đảm bảo các quyền lợi khác theo luật lao động là phổ biến.

Thậm chí, khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẵn sàng chuyển nhượng người lao động cho đơn vị khác để thu lời, hoặc thậm chí "vứt bỏ" người lao động ra đường mà không hề quan tâm đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Với những đơn vị hoạt động "chui", quyền lợi của người lao động càng không được đảm bảo khi xảy ra tranh chấp bởi giao dịch giữa các bên thuê và cho thuê lại lao động có thể bị coi là vô hiệu do công ty này không có chức năng kinh doanh.

Rõ ràng, hoạt động cho thuê lại lao động dù có nhiều ưu thế nhưng nếu không có các cơ chế kiểm soát tốt thì lại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định, an toàn của thị trường lao động. Nhận thức được mức độ ảnh hưởng của loại hình dịch vụ này, trong thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, rà soát việc triển khai dịch vụ này tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về công nghiệp như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai...

Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua cuối năm 2012 lần đầu tiên đưa ra những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và tạo khuôn khổ pháp lý siết chặt quản lý dịch vụ này. Tuy nhiên, để pháp luật đi được vào cuộc sống thì cần phải có thời gian. Trong lúc này, điều quan trọng nhất là các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không phép và có những biện pháp thiết thực nhằm nắm bắt và kiểm soát hoạt động này trên thị trường lao động.

P.T

đồng bảo hiểm người lao động lao động bảo hiểm tai nạn lao động bảo hiểm xã hội doanh nghiệp xử lý nghiêm dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp kinh doanh bão thị trường bộ luật lao động quy định quyền lợi nhu cầu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...