việt nam gia bão trung quốc người dân chiến tranh mạng xã hội thế giới động vật
"Trên thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hoặc thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được rằng: chúng đều bị ăn thịt cả".
Giáo sư Joel Brinkley (Ảnh: Internet)
Mới đây, giáo sư Joel Brinkley đã đăng một bài bình luận mang tên "Dù ngày càng giàu có, nhưng khẩu vị của người Việt chẳng giống ai", kể lại những gì vị giáo sư quan sát trong 10 ngày ông du lịch tại Việt Nam. Ngay lập tức, bài bình luận này đã làm "dậy sóng" sự phẫn nộ không chỉ trên Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Được biết, tác giả bài viết hiện đang là giáo sư chuyên ngành báo chí tại đại học Standford. Trước đây, ông là phóng viên tờ New York Times và từng đoạt giải Pulitzer (giải thưởng báo chí danh giá nhất tại Mỹ).
Ông mở đầu bài viết bằng câu chuyện ông không hề thấy bóng dáng của loài động vật nào ở Việt Nam vì người dân Việt đã ăn thịt hết cả. Sau đó, ông kết luận vì nhiều đời ăn thịt động vật nên "Việt Nam luôn là đất nước hung hăn" khi chiến tranh nhiều năm với Trung Quốc.
Ảnh chụp bài báo đã gây ra phản ứng giận dữ vì cho rằng "sỉ nhục" Việt Nam
Bài báo gây ra phản ứng giận dữ trên các diễn đàn và mạng xã hội. Nhiều người chỉ trích bài báo đã nói quá việc ăn thịt động vật tại Việt Nam, "thiếu thông tin và đầy cảm tính"và vị giáo sự Brinkley quá "hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc".Không chỉ người Việt Nam phản ứng trước bài viết "đụng chạm" đất nước mà ngay cả nhiều người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cũng lên tiếng phản đối kịch liệt. Graeme Nye (Tp.HCM) cho biết: "Tôi là một người Anh đang sống ở Việt Nam. Tôi từng là nhà nghiên cứu ở Hạ nghị viện và Quốc hội Canada. Quan điểm của Joel Brinkley thật thiển cận và ít sự nghiên cứu".
"Đây là bài viết của giáo sư chiến thắng giải Pulitzer sao? Tôi không hiểu sao ông ấy có thể được cấp phép để "dạy dỗ" những đứa trẻ tại trường đại học", Joshua Woerthwein (thành phố Norwalk, Hoa Kỳ) bức xúc.
Pamela McElwee, người đã sống ở Việt Nam 5 năm , hiện đang làm trợ lý về lĩnh vực hệ sinh thái con người tại ĐH Rutgers và là chuyên gia về bảo tồn hoang dã ở Việt Nam chứng minh: "Lịch sử của Đông Nam Á là hầu hết mọi quốc gia đều đã trải qua chiến tranh. Nước Mỹ có dân số ăn thịt lớn thứ hai thế giới tính theo trung bình đầu người".
Giáo sư cho rằng 6 năm viết báo bình luận chưa bao giờ gặp phản ứng như lần này (Ảnh: Internet)
Các tổ chức bảo vệ động vật hoạt động ở Việt Nam cũng bày tỏ sự phẫn nộ trước bài báo của ông Brinkley. Jake Brunner, nhân viên chương trình Việt Nam của Liên đoàn Quốc tế vì Bảo vệ Động vật, khẳng định: "Việt Nam không ghê sợ như nêu trong bài báo".Bà Naomi Doak từ tổ chức bảo vệ động vật Traffic thì nói: "Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của ông ta về chim và chó và thấy ông ta cũng nhầm lẫn về một số thứ khác. Việt Nam còn nhiều chim chứ, nhưng chúng ở trong lồng; cũng có nhiều chó nhưng chúng là vật nuôi".
Tôi không tin rằng nó lại được viết bởi một người từng giành giải Pulitzer và là giáo sư ĐH Stanford.
Gwen Uyen Nguyen, đồng sáng lập mạng lưới trực tuyến OneVietnam Network có trụ sở tại Mỹ với mục đích hỗ trợ các nước Đông Nam Á, nói rằng bài báo này là một sự "sỉ nhục": "Đó là sự tấn công trực diện vào nền văn hóa của chúng tôi. Tôi không tin rằng nó lại được viết bởi một người từng giành giải Pulitzer và là giáo sư ĐH Stanford".Ông Joel Brinkley cũng nói ông viết loại bài bình luận này sáu năm nay nhưng chưa bao giờ nhận nhiều phản ứng đến thế. "Người Việt Nam có vẻ quá nhạy cảm trước các chỉ trích, giống nhiều dân tộc khác trên thế giới", ông thẳng thắn.
Cộng đồng mạng đang kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải vị giáo sư vì đã phỉ báng người dân Việt Nam. Lá đơn đòi đuổi việc Brinkley được lập ra bởi Mark Nelson (thành phố Boston, Mỹ) trên Change đã viết: "Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác. Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần sa thải ông ta."
Mark Nelson - người lập ra lá đơn yêu cầu sa thải tác giả bài viết chê bai Việt Nam (Ảnh: Internet)
Lá đơn yêu cầu sa thải Joel Brinkley
Cho đến thời điểm hiện tại, lá đơn yêu cầu sa thải giáo sư Joel Brinkley đã thu hút gần 900 chữ kí đến từ khắp nơi trên thế giới.Bài viết nguyên văn bằng tiếng Anh, tạm dịch như sau: "Ở Việt Nam, bạn dễ dàng nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông. Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: chúng đều bị ăn thịt cả. Dĩ nhiên, cũng như đa số các nước trong khu vực, hổ, voi, tê giác và những động vật lớn khác đã bị bán sang Trung Quốc. Việt Nam không phải là nước duy nhất làm điều này, thế nhưng, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới nói quốc gia này là tàn ác nhất đối với động vật hoang dã. Nhiều báo cáo cho thấy người Việt giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Người Trung Quốc cần những chiếc sừng cũng như nhiều bộ phận cơ thể của các động vật quí hiếm khác vì tin vào công dụng chữa bệnh hoang đường. Việc mua bán động vật có thể giải thích được sự tuyệt vong của loài hổ, voi và những con thú lớn khác. Nhưng còn chim và chuột thì sao? Vâng, người ta cũng ăn cả chúng, như với hầu hết các loài động vật khác ở đây. Vào tháng Giêng ở Đà Nẵng, tôi đã thấy một người hàng rong bên vệ đường đang bán một chậu chuột chết, lông đã được vặt hết nhưng thân hình còn nguyên vẹn, sẵn sàng để nấu. Mùa xuân trước, tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã báo cáo rằng một số loài vượn Việt Nam, một họ hàng của giống đười ươi, "đang đứng trước thảm họa diệt vong" vì chúng đã bị ăn thịt hết, chỉ còn lại vài con. Những điều này dẫn đến một vấn đề thú vị. Người Việt từng ăn thịt qua nhiều thế hệ, trong khi các nước láng giềng phía tây Đông nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan và Miến Điện lại không động đến đông vật hoang dã. Tại những nước trên, bạn có thể thấy những đàn chim giờ không còn nữa ở Việt Nam, cũng như vô số chó và mèo. Ở những nơi ấy, người ta chủ yếu ăn cơm, và thức ăn của người dân cũng ít ỏi. Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là hòa bình trong những thế kỷ gần đây. Nhiều nhà nhân loại học và sử học cho rằng sự khác biệt này là từ nguồn gốc của quốc gia. Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, trong khi Ấn Độ lại ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia kia - hai quốc gia với đặc tính vô cùng khác biệt cho đến tận ngày nay. Rõ rang, đây là một phần nguyên nhân. Nhưng tôi còn cho rằng vì người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này và tạo ra một mối tương phản rõ rệt so với các nước láng giềng. Hiện nay, món ăn được ưa chuộng là thịt chó. Trên thực tế, thịt chó thì rất đắt. Nó được xem là món đặc biệt vì được cho là chứa nhiều chất đạm hơn những loại thịt khác. Trong truyền thống người Việt, mỗi khi bị xui xẻo, bạn nên ăn thịt chó để thay đổi thời vận. Nhưng bạn không nên ăn vào ngày đầu tháng âm lịch vì sẽ làm vận may đảo ngược. Bạn sẽ gặp xui xẻo. Nhưng giờ đây truyền thống đang đối chọi với thời buổi hiện đại và luật lệ cũng thay đổi theo. Ba mươi năm trước, nuôi chó là phạm pháp. Chính quyền cho rằng thịt chó là một ưu tiên dinh dưỡng nên không được bỏ qua. Quan điểm này vẫn còn phù hợp, mặc dù chính quyền đã bãi bỏ điều luật trên từ nhiều năm qua. Thực tế là cho đến nay, không là một điều hiếm hoi khi ta thấy dọc theo các xa lộ những chiếc xe vận tải chở những chú chó nằm cuộn trong những chiếc lồng chồng cao đến sáu tầng, rộng tám tầng để đưa ra chợ -- tương tự như cảnh chuyên chở gà đến lò mổ ở phương tây. Nhưng Việt Nam hiện là một đất nước đang giàu lên nhanh chóng; hơn phân nửa dân số sinh sau cuộc chiến Việt Nam (mà họ gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người là 3.400 Mỹ kim, dù có vẻ không nhiều nhưng lại cao hơn đa số các nước láng giềng. Và một khi giới trung lưu tăng trưởng, ảnh hưởng từ phương Tây cũng tăng theo -- được tiếp thu từ truyền hình, điện ảnh, Facebook, Twitter và những thứ khác. Điều này làm nảy sinh ra việc một số người muốn nuôi giữ thú vật. Vì thế giờ đây thỉnh thoảng bạn cũng thấy được vày chú chó đang nằm trước hiên nhà ai đó -- dưới con mắt đầy cảnh giác của chủ nhà. Thậm chí giờ đây khi Việt Nam đang trưởng thành và hiện đại hóa nhanh chóng, nếu một chú chó nào lang thang xa nhà, ai đó sẽ bắt cóc chúng và làm thịt. Đến thăm Việt Nam, nhiều du khách phương Tây đã cảm thấy thất vọng. Như một blogger phương Tây đã nhận định: "Tôi có thể thành thực nói rằng đấy là một cảnh rùng rợn nhất mà tôi từng chứng kiến." Tôi hoàn toàn đồng ý." |
Theo NCĐT
động vật trung quốc người dân thế giới việt nam bão chiến tranh gia mạng xã hội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét