mạng xã hội thay đổi thanh niên gia bão người dân thận trọng chính trị tổng thư ký
| ||
Ngày 20/1, một ngày sau khi được phong chức Phó chủ tịch đảng Quốc đại Ấn Độ, Rahul Gandhi, niềm hy vọng mới của dòng họ quyền thế Gandhi, đã có bài phát biểu trước người ủng hộ, hứa hẹn sẽ làm "một cuộc thay đổi lớn" nhằm phá bỏ lề thói "tháp ngà" trong giới chính khách Ấn Độ, quan tâm hơn đến những vấn đề thiết thân trong đời sống thường dân. Đồng thời, ông cũng cảnh báo rằng, sự thay đổi không thể một sớm một chiều.
Phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại thành phố Jaipur thuộc miền Bắc Ấn Độ, Rahul Gandhi đã nêu rõ vấn nạn lớn nhất đang làm cho hệ thống chính trị trong nước trở nên suy yếu, già cỗi và xơ cứng, kém hiệu quả. Chế độ "tinh hoa chính trị", còn gọi là tư tưởng "tháp ngà" trong hệ thống chính trị nhiều đặc quyền là thủ phạm chính tạo nên tình trạng yếu kém hiện nay.
Rahul nói: "Một tỉ người Ấn Độ đang cất tiếng nói với chúng ta rằng họ muốn có tiếng nói mang trọng lượng hơn trong chính phủ, chính trị và chính quyền. Họ muốn rằng, cuộc sống của họ không thể được quyết định trong những văn phòng kín cửa bởi một nhóm người". Rahul gọi đó là xu hướng chung của người dân hiện nay ở Ấn Độ mong muốn được tham gia nhiều hơn vào việc quyết định các vấn đề thiết thân trong cuộc sống.
Vấn đề, theo Rahul, không phải là quản lý tốt hơn hệ thống chính trị cũ kỹ mà chính là làm thay đổi nó hoàn toàn. Làm thay đổi nó bằng cách nào? Rahul không nói đến, nhưng tuyên bố ông chủ trương đẩy mạnh các cải cách theo hướng hiện đại hóa nhiều mặt trong đời sống.
Năm nay 43 tuổi (sinh năm 1970), Rahul Gandhi là thế hệ thứ tư của dòng họ Gandhi dấn thân vào chính trị với quyết tâm bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống của dòng tộc. Xuất thân trong dòng họ danh giá nhất Ấn Độ, nhưng Rahul không sớm đi theo con đường của gia tộc mà chuyên tâm lo học hành, chủ yếu là du học ở Anh quốc. Ông học qua nhiều trường ở Ấn Độ cũng như ở Anh vì lý do an ninh, và cuối cùng bảo vệ học vị thạc sĩ triết học tại Trường Trinity College thuộc Đại học Cambridge.
Đó cũng là lý do vì sao Rahul không tham gia chính trị từ sớm theo như lệ thường của các gia tộc chính trị "nhà nòi". Mãi đến năm 34 tuổi (năm 2004), tức gần 10 năm sau khi lấy bằng thạc sĩ, Rahul tuyên bố "nhảy vào" chính trị và đắc cử ngay vào Hạ viện (Lok Sabha), đại biểu thị trấn Amethi, tỉnh Uttar Pradesh và tái cử vào năm 2009.
Trong 3 năm đầu làm nghị sĩ, Rahul không giữ chức vụ nào trong đảng cũng như trong chính quyền. Ông chỉ được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Ủy ban đảng Quốc đại toàn Ấn Độ và được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc "chỉnh đốn" toàn đảng Quốc đại. Rahul tiếp tục được giao làm Tổng bí thư Liên đoàn Thanh niên đảng Quốc đại và Liên đoàn Sinh viên Ấn Độ (NSUI), với nhiệm vụ chủ yếu là cải tổ hoạt động chính trị của thanh niên.
Rahul Gandhi. |
Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2009, mặc dù Rahul tái cử, nhưng đảng Quốc đại đã lần đầu tiên chứng kiến sự tụt giảm tỉ lệ ủng hộ của cử tri bang Uttar Pradesh và chiến thắng lọt vào tay một đảng địa phương ít tiếng tăm. Đó là bài học và là lời thách thức khiến Rahul không thôi suy nghĩ về trách nhiệm của chính bản thân mình, và trên thực tế ông đã nhận về mình trách nhiệm thất bại của đảng tại một bang xưa nay được xem là "bang nhà" của đảng Quốc đại. Nó thể hiện một sự sa sút của đảng Quốc đại do những bê bối và tai tiếng gần đây liên quan các thành viên trong đảng. Và nó cũng thôi thúc ông hướng đến những cải cách mạnh mẽ hơn.
Rahul là đại diện cho thế hệ chính trị gia trẻ tuổi, hiện đại của Ấn Độ. Ông khiến cho thế hệ các "bô lão" trong Quốc hội Ấn Độ cảm thấy mình già cỗi, cứng nhắc và bảo thủ. Ở Rahul, người ta thấy một kiểu mẫu lãnh đạo mới, đáng tin cậy, hiện đại, và nhất là biết vận dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, tham gia các hoạt động trực tuyến trên mạng Internet.
Bên cạnh đó, Rahul cũng muốn làm một nhà lãnh đạo đấu tranh vì quyền lợi chính đáng của người dân. Ông đã từng bị Cảnh sát bang Uttar Pradesh bắt vào tháng 5/2011 vì tham gia xuống đường cùng người dân đòi nhà chức trách đáp ứng nguyện vọng của họ. Việc Rahul tham gia mạng xã hội (Twitter) và cùng với mọi người dân thể hiện quan điểm bất bình trước những sự việc sai trái, tội ác trong xã hội đã khiến cho không ít giới trẻ Ấn Độ mến mộ, đặc biệt là thành phần mong muốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, xã hội của Ấn Độ.
Tuy đã bước vào tuổi trung niên, nhưng Rahul vẫn còn sức sung mãn của thanh niên và đạt độ chín của một đời người. Không chỉ biết được mình sẽ phải làm gì để mang lại sức sống mới cho đảng Quốc đại, Rahul còn nhận thức được những thách thức còn đang chờ đợi ông và đảng Quốc đại ở phía trước. Trong bài phát biểu của mình, Rahul đề cập đến nhiều vấn đề nhức nhối mà đất nước Ấn Độ đang phải đối mặt. Đó là nạn tham nhũng, là tình trạng cái ác lộng hành (với những vụ hiếp dâm tập thể xảy ra hàng ngày trên khắp đất nước)
Trong bài phát biểu trước đám đông người ủng hộ mình hôm 20/1 vừa qua, sau tất cả những tuyên bố hứa hẹn và phân tích các vấn đề khó khăn, Rahul đã kể một chi tiết khiến mọi người phải lặng im trong vài phút: Mẹ ông, Chủ tịch đảng Quốc đại Sonia Gandhi, đã đến phòng riêng và khóc với ông vì bà hiểu rằng, "quyền lực mà rất nhiều người tìm kiếm thực sự là một loại thuốc độc", và chính nó sẽ giết chết con trai bà. Nhưng bà Sonia vẫn không thể ngăn cản con trai mình bước lên vũ đài chính trị để tiếp nối truyền thống của gia đình lãnh đạo đảng Quốc đại và cả đất nước Ấn Độ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ
chính trị bão thay đổi thận trọng mạng xã hội người dân thanh niên tổng thư ký gia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét