tiêu dùng bộ tài chính chính phủ phát triển kinh tế ngân hàng nền kinh tế chính phủ mỹ bão gia nhà nước tín dụng việt nam tăng trưởng ổn định
Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 1/2013 vừa được công bố cho thấy nền kinh tế vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể.
I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
Kinh tế vĩ mô tháng 1: Vẫn còn tín hiệu thận trọng!
Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 1 vừa được công bố cho thấy nền kinh tế vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể:
(1) Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng cao ở mức 21.1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tháng 1/2013 rơi vào dịp Tết Nguyên đán. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/01/2013 tăng 21.5% so với cùng thời điểm năm trước.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam theo thống kê của HSBC trong tháng 01/2013 đạt 50.1 điểm, tăng hơn so với mức 49.3 điểm trong tháng 12 và vượt nhẹ lên ngưỡng trung bình 50 điểm.
(2) Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2013 ước tính đạt 209.5 ngàn tỷ đồng, tăng 2.2% so với tháng trước và tăng 8.1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 1%.
(3) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 1/2013 ước tính đạt 12,772 tỷ đồng, bằng 6.5% kế hoạch năm và tăng 17.9% so với cùng kỳ năm 2012.
(4) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (bao gồm cả vốn đăng ký mới và bổ sung) tháng 01/2013 đạt 281.5 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước tính đạt 420 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2012.
(5) Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/01/2013 ước đạt 25.7 ngàn tỷ đồng, bằng 3.1% dự toán năm; tổng chi ngân sách ước đạt 33.9 ngàn tỷ đồng, bằng 3.5% dự toán năm.
Trước đó, số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 công bố tăng 1.25% đã phát đi dấu hiệu đe dọa lạm phát mục tiêu 7% trong năm 2013.
Như vậy, các số liệu tháng 1 vẫn đang phát đi tín hiệu thận trọng đối với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013.
Bên cạnh đó, sự hụt hẫng có phần tăng lên khi Đề án xử lý nợ xấu lại một lần nữa bị lỡ hẹn trong tháng 1/2013. Lộ trình tái cơ cấu theo đó tiếp tục bị trì hoãn, và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kỳ vọng nền kinh tế sớm hồi phục.
II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC NỔI BẬT
• Fitch Ratings vừa thông báo giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức "B+" với triển vọng "ổn định". Đồng thời, Fitch còn duy trì trần xếp hạng quốc gia ở mức "B+" và xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ ngắn hạn ở mức "B".
• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013. Một số nội dung đáng chú ý gồm có:
(1) Về tín dụng, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 12%. Trong quý 1/2013, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn cho vay đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội...
(2) Về xử lý nợ xấu, hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản để báo cáo Bộ Chính trị.
(3) Đối với thị trường vàng, cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định, đảm bảo giá vàng trong nước sát với quốc tế.
(4)Trong hoạt động tái cơ cấu các NHTM yếu kém, NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại phù hợp, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD chủ động sáp nhập, hợp nhất, mua lại và sẵn sàng can thiệp bắt buộc để xử lý các TCTD yếu kém.
NHNN yêu cầu TCTD (trừ các TCTD đã và đang tái cơ cấu) báo cáo NHNN về phương án tái cơ cấu tổ chức, hoạt động của mình trước ngày 28/2/2013.
• Trong báo cáo tháng 1/2013, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ( VASS ) cảnh báo kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào "điểm đáy" trong năm 2013 nếu thiếu các biện pháp điều hành chính sách quyết liệt ngay từ đầu năm.
VASS cho rằng phương án khả quan nhất là tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 5.3%, tỷ lệ lạm phát 7.3%, và tỷ lệ thất nghiệp 3.85%.
• Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) vừa quyết định rót hơn 10,000 tỷ đồng cho Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD). Trong đó, từ nay đến 2015, BIDV sẽ tham gia tài trợ vốn cho HUD triển khai chương trình phát triển nhà ở xã hội với gói tín dụng tổng thể dự kiến khoảng 3,000 tỷ đồng.
• Ngày 31/1, Quốc hội Mỹ đã trì hoãn áp đặt trần nợ công của nước này đến tháng 5 tới, qua đó gia hạn cho các nghị sỹ thêm ba tháng để thảo luận về vấn đề ngân sách đang đứng trước nguy cơ phá sản và ngăn ngừa khả năng xảy ra thảm họa này.
Cuối tháng 12/2012, Chính phủ Mỹ đã vượt quá mức giới hạn vay nợ 16,000 tỷ USD do Quốc hội quy định và Bộ Tài chính Mỹ đã thực hiện "những biện pháp đặc biệt" nhằm tiếp tục trang trải những khoản nợ của chính phủ đến hết tháng 2.
• Kinh tế Mỹ bất ngờ suy giảm 0.1% trong quý 4/2012 do Chính phủ thắt chặt chi tiêu và doanh nghiệp giảm hàng tồn kho. Đây là lần đầu tiên kể từ suy thoái toàn cầu năm 2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm.
Như vậy, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.2% trong cả năm 2012, cao hơn so mức 1.8% trong năm 2011. Các nhà kinh tế dự báo trong năm nay, GDP sẽ tăng trưởng với tốc độ tương tự.
Ngoài ra, báo cáo vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy tổng số việc làm phi nông nghiệp trong tháng 1 tăng 157,000 và tỷ lệ thất nghiệp giữ không đổi ở mức 7.9%.
• Fed cho biết đà tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chững lại trong các tháng gần đây và tuyên bố hàng tháng sẽ tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu cũng như giữ nguyên mức lãi suất gần 0% cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ít nhất 6.5%.
việt nam tăng trưởng bão nền kinh tế gia ổn định chính phủ mỹ bộ tài chính chính phủ phát triển tiêu dùng ngân hàng kinh tế tín dụng nhà nước
0 nhận xét:
Đăng nhận xét