tranh chấp iran thế giới chi phí hoạt động thị trường mới chính phủ công ty khách hàng gia philippines chăm sóc khách hàng call center
WHO cho rằng, trong vòng hai năm tới bệnh giun Guinea sẽ hoàn toàn bị xóa sổ
4. Thành công trong cuộc chiến xóa sổ một căn bệnh nguy hiểm
Năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố, trong nửa đầu năm 2012, chỉ có 396 trường hợp mắc bệnh giun Guinea được phát hiện tại bốn nước châu Phi, giảm hai lần so với nửa đầu năm 2011 và hàng triệu trường hợp trên toàn châu Phi và châu Á trong suốt những năm 1980. WHO cho rằng, đến một thời điểm nào đó trong vòng hai năm tới bệnh giun Guinea sẽ trở thành căn bệnh được biết đến thứ hai, sau bệnh đậu mùa, bị xóa sổ hoàn toàn.
Bệnh nhiễm giun Guinea là một căn bệnh gây đau đớn do một loại giun dài và mảnh sống ký sinh trong cơ thể người bệnh, thường ở các khớp, bàn chân và bàn tay, sau khi được đưa vào cơ thể thông qua nguồn nước nhiễm bẩn. Mặc dù thường không gây chết người, nhưng căn bệnh này sẽ làm suy nhược cơ thể trong nhiều tháng đến khi khỏi bệnh và có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế cho cộng đồng mà nó thâm nhập. Hiện, chưa có biện pháp điều trị nào được biết đến ngoài một biện pháp duy nhất là kéo trực tiếp những con giun ra khỏi cơ thể. Căn bệnh này đã gây khổ sở cho con người trong hàng nghìn năm, thậm chí giun Guinea cũng đã được tìm thấy trong xác ướp của những người Ai Cập. Mặc dù từng phổ biến ở châu Á và Trung Đông, tên của loài giun này được đặt theo bờ biển phía tây châu Phi, nơi mà lần đầu tiên nó được biết đến rộng rãi đó là Guinea.
Để đạt được thành công trong cuộc chiến chống lại giun Guinea là cả một quá trình phấn đấu trong thời gian dài. Năm 1986, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cùng với WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đã đi đầu trong một nỗ lực nhằm loại bỏ bệnh giun Guinea tại thời điểm có tới 3,5 triệu người bị nhiễm. Không như những dịch bệnh khác, chiến dịch vận động chống lại bệnh giun Guinea đã không chú trọng vào việc phát triển biện pháp chữa trị mà chú trọng vào việc giáo dục mọi người về việc loài giun này lây nhiễm thế nào và làm thế nào để cải thiện chất lượng nguồn nước tại những khu vực bị ảnh hưởng. 99% các trường hợp hiện còn mang bệnh là tại Nam Sudan, vì vậy liệu căn bệnh này có thể được loại bỏ hoàn toàn có thể phải phụ thuộc vào việc liệu nền hòa bình mỏng manh của quốc gia này có thể được duy trì hay không.
5. Sự kết thúc của "đế chế" call center Ấn Độ
Trong nhiều năm, call center (trung tâm chăm sóc khách hàng) vốn được xem là thương hiệu của Ấn Độ, số lượng lớn thanh niên Ấn Độ được đào tạo để cung cấp những tư vấn hỗ trợ về công nghệ và dịch vụ khách hàng 24/24 đã xuất hiện trong những tiểu thuyết tại các hiệu sách ở Mumbai, các vở hài kịch trình truyền hình hay phát thanh tại Mỹ và những bộ phim bom tấn như Triệu phú khu ổ chuột. Nhưng Ấn Độ có thể sắp không còn là ông vua call center nữa.
Thực tế, như trong năm 2012, số lượng người Philippines hiện làm việc tại các call center đã vượt quá so với Ấn Độ. Chi phí hoạt động tại Phillipines rẻ hơn và một số giám đốc điều hành tại Mỹ cho biết các khách hàng Mỹ nhận thấy lối nói của người Philippines dễ hiểu hơn những người Ấn Độ chịu ảnh hưởng phong cách tiếng Anh-Anh. Các công ty bao gồm AT&T, JPMorgan Chase và Expedia đều đã thuê các call center tại thị trường mới nổi là Philippines.
Brazil, Mexico, Việt Nam và một số nước Đông Âu cũng đang chia nhau thị phần của Ấn Độ trong lĩnh vực gia công, theo một số ước tính thị phần của Ấn Độ đã giảm từ hơn 80% xuống còn khoảng 60%. Ấn Độ hiện đang ở vị trí dẫn đầu khá vững chắc trong một số ngành của lĩnh vực gia công - ví dụ như lập trình phần mềm - nhưng những dấu hiệu tương lai không báo trước điềm tốt lành cho Ấn Độ. Tập đoàn gia công phần mềm khổng lồ Infosys của Ấn Độ đã giảm thuê nhân công từ 45 nghìn người trong năm 2011 xuống còn 35 nghìn người trong năm 2012 và Công ty Dịch vụ tư vấn Tata cững đã cắt giảm tuyển dụng nhân công tới 20 nghìn người.
Đa số các công nhân của Ấn Độ nói tiếng Anh và được đào tạo tốt đã từng mang lại lợi nhuận cho Ấn Độ, tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng thị trường gia công đã trở nên bão hòa tại tiểu lục địa cùng lúc với các quốc gia khác nhận ra được các chiêu thức cạnh tranh trong lĩnh vực này. Một thực tế phũ phàng là ngành tư vấn có khả năng mang lại tăng trưởng cho ngành công nghiệp gia công của Ấn Độ lại có thể sẽ chuyển việc làm quay trở lại Mỹ. Chẳng hạn như Công ty Aegis của Ấn Độ, trong năm 2012 đã công bố các kế hoạch thuê một nghìn nhân công tại một văn phòng tư vấn bên ngoài Dallas như một phần của cam kết tăng thêm bốn nghìn nhân công mới là người Mỹ. Điều này có thể dẫn đến kết quả, các công ty tìm ra cách ngăn không cho việc làm của người Mỹ chảy ra nước ngoài lại là các công ty Ấn Độ.
6. Tranh chấp đảo giữa Iran và UAE
Năm 2012, thế giới đã rất chú ý đến xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc về một loạt dải đá nhỏ, không người ở mà Nhật Bản gọi là Senkakư, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nhưng cách đó hàng nghìn dặm về phía tây một cuộc tranh chấp đảo khác cũng đang trực bùng phát.
Cả Iran và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đều khẳng định chủ quyền liên quan đến hòn đảo Abu Musa tại vịnh Ba Tư, nơi cư ngụ của khoảng hai nghìn người, và hai hòn đảo không có người ở gần đó. Các đảo tọa lạc gần khu khai thác dầu khí khổng lồ Mubarek và nằm ôm lấy một địa điểm quan trọng chiến lược tại cử ngõ eo biển Hormuz, con đường chiếm khoảng 20% lượng dầu chuyên chở của toàn thế giới.
Tranh chấp bắt đầu từ năm 1971, khi những hòn đảo nằm trong vùng đất dưới quyền kiểm soát của Sharjah. Vua Ba Tư của Iran, người chiếm khoảng trống quyền lực do Anh để lại khi rút quân khỏi khu vực, đã điều binh lính để chiếm Abu Musa và các đảo nhỏ lân cận. Cuối cùng, một thỏa thuận đã đạt được, theo đó Sharjah, hiện là một phần của UAE, sẽ vẫn nắm giữ chủ quyền, nhưng Iran sẽ có quyền đóng quân ở đó. Hiện, UAE cáo buộc Iran đã vi phạm thỏa thuận bằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự và xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó có cả sân bay trên đảo Abu Musa.
Tranh chấp trong thời gian dài và rất dễ bùng phát đã sục sôi vào hồi tháng 4-2012 khi Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad chọn thăm đảo Abu Musa vào ngày 14-4-2012. Trong khi có mặt trên hòn đảo, ông Ahmadinejad đã khẳng định, Iran có những tài liệu lịch sử chứng minh rằng "Vịnh Ba Tư là của người Ba Tư". Phản ứng trước động thái đó, Chính phủ UAE đã nhanh chóng triệu hồi Đại sứ nước này tại Tehran về nước, triệu Đại sứ Iran tại Abu Dhabi để đưa ra lá thư phản đối chính thức và đệ đơn kiện lên Liên hợp quốc. Chính phủ UAE cũng yêu cầu một phán quyết từ Tòa án Quốc tế về vấn đề này.
Mâu thuẫn xảy ra vào thời điểm những căng thẳng tái diễn giữa Iran và các nước láng giềng của nước này tại Vùng Vịnh. Với việc cảnh giác với Iran, UAE hiện là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ chín trên thế giới, chỉ tính riêng trong năm 2011, nước này đã chi 3,5 tỷ USD mua vũ khí của Mỹ. Về phía chính phủ Iran, việc khơi dậy tinh thần dân tộc liên quan đến tranh chấp biển đảo là một cách làm xao nhãng có hiệu quả những khó khăn về kinh tế.
khách hàng chăm sóc khách hàng call center gia chi phí hoạt động tranh chấp thị trường mới công ty iran chính phủ thế giới philippines
0 nhận xét:
Đăng nhận xét