du khách vi phạm đa dạng bão gia an ninh trật tự bộ tài chính văn hoá xử lý nghiêm kinh doanh vận tải người tiêu dùng quy định nguy cơ giao thông kiểm tra thể thao thị trường
(GDVN) - Hiện nay cả nước có khoảng 8000 lễ hội nhưng các lễ hội đang có nguy cơ nhất thể hóa. Bên cạnh đó là vấn đề cán bộ, công chức, tập thể cơ quan, đơn vị sử dụng xe công đi lễ hội, tổ chức đi lễ hội trong giờ làm việc... Vì vậy, đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của các cơ quan chức năng mà của toàn thể xã hội để "vườn hoa lễ hội" thực sự tỏa nhiều hương sắc.
Để lễ hội không bị biến tướng
Những ngày này, hàng loạt lễ hội truyền thống trên địa bàn cả nước đã chính thức khai hội. Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ VH -TT - DL, hiện cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, những lễ hội này có ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của số đông người dân. Tuy nhiên lễ hội đang có nhiều biến tướng.
Phóng viên báo Thanh niên đã trao đổi với một số chuyên gia trong lĩnh vực này và đưa ra một số nhận định về sự biến tướng của các lễ hội truyền thống.
Theo PGS-TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia thì hầu hết những người đại diện của cộng đồng cơ sở đều trưởng thành trong giai đoạn đất nước có chiến tranh. Khi đó, các hoạt động nhằm thực thi truyền dạy về lễ hội không được thực hiện và thậm chí còn hạn chế về nhận thức. Đứt gãy văn hóa là điều khó tránh khỏi.
Hiện nay, các lễ hội có nguy cơ nhất thể hóa (Ảnh minh họa) |
Ông Bình cũng cho biết thêm: "Đa phần các lễ hội làng đều có tính chất tẻ nhạt, đơn điệu do chỉ được phục dựng theo trí nhớ và vận dụng kinh nghiệm từ các nơi khác. Chúng được thực hiện theo kịch bản na ná như nhau, cực kỳ tốn kém và ít hiệu quả".
Cùng quan điểm với ông Bình, GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, cũng rất lo về sự giống nhau ngày càng lớn của các lễ hội. Cũng như văn hóa, bản chất của lễ hội là đa dạng. Nhưng giờ đây, sự đa dạng hóa này không còn nữa do sự "nhìn bài, chép bài" giữa các làng, các xã... với nhau. Theo đó, một chương trình được dàn dựng ở tỉnh này rồi cũng được dàn dựng tương tự ở tỉnh khác.
"Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng cuốn hút khách thập phương đến với hội làng mình. Tuy nhiên, hiện nay, lễ hội đang đứng trước nguy cơ nhất thể hóa, đơn điệu hóa. Hội làng nào, vùng nào cũng na ná như nhau, làm thui chột đi tính đa dạng của lễ hội. Du khách thập phương sau một vài lần dự hội thì cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú đi chơi hội nữa", GS Thịnh cho biết.
GS Ngô Đức Thịnh đề nghị: "Để khắc phục nguy cơ này, xin đề nghị các địa phương, các làng trong khi phục hồi, phát triển lễ hội cổ truyền thì nên cố gắng tìm tòi, khôi phục và phát huy các nét riêng, độc đáo về văn hóa và lễ hội của địa phương mình, làng mình. Từ nhiều nét riêng, độc đáo đó sẽ góp vào "vườn hoa lễ hội" của chúng ta nhiều sắc hương hơn".
Bên cạnh giao thông trong những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, vấn đề lễ hội cũng được UBND TP Hà Nội đặc biệt quan tâm.Thông tin cập nhật trên khampha.vn cho biết, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ban hành văn bản ngày 16/2, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và thực hiện Năm kỷ cương hành chính ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Chủ tịch yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ các dự án, công trình trọng điểm, chỉ đạo thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật công vụ, đảm bảo giờ làm việc, đảm bảo các giao dịch hành chính, dân sự của nhân dân. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, tập thể cơ quan, đơn vị sử dụng xe công đi lễ hội, tổ chức đi lễ hội trong giờ làm việc...
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ban hành văn bản đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và thực hiện Năm kỷ cương hành chính ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ (ảnh minh họa). |
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu tăng cường công tác quản lý, tổ chức, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra tập trung vào các loại hình dịch vụ trong lễ hội đảm bảo theo quy định của pháp luật. Việc sắp xếp hàng quán, dịch vụ, trông giữ xe, đảm bảo an ninh trật tự, xử lý việc đốt vàng mã tràn lan, ăn xin, ép giá, chèo kéo khách, ùn tắc giao thông, cờ bạc, trộm cắp... sẽ xử lý nghiêm.
Đối với Công an Thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch yêu cầu tăng cường phối hợp các lực lượng quản lý và kiểm soát, xử lý vi phạm đối với xe ô tô chở khách. Nhất là xe khách chạy ban đêm, vận chuyển hành khách quá số người quy định, chạy quá tốc độ, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện.
Bố trí lực lượng ứng trực, tuần tra lưu động tại các tuyến đường trọng điểm, huyết mạch, khu vực vui chơi, lễ hội đầu xuân đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn; Ngăn chặn, xử lý nghiêm theo pháp luật các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, lừa đảo, các hành vi vi phạm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm trật tự tại các đầu mối giao thông.
Giá cả thị trường bình ổn sau Tết, đông đảo người dân vào Lăng viếng Bác
Tờ tintuc online đưa tin: Theo đánh giá của Bộ Tài chính, giá cả thị trường trước và sau Tết Quý Tỵ không thiếu hàng và sốt giá.
Tại thời điểm mùng 8 Tết, so với những năm trước, giá cả các mặt hàng thiết yếu đã hạ xuống gần bằng mức bình thường, thậm chí nhiều mặt hàng còn rẻ hơn.
Các mặt hàng như thịt lợn, rau xanh đều chỉ tăng nhẹ từ 10 - 15%. Những mặt hàng tăng giá nhiều nhất là thủy sản và thịt bò.
Tuy vậy, tại các địa phương đều không xuất hiện tình trạng thiếu hàng. Nguyên nhân là do năm nay, nhiều đơn vị doanh nghiệp tăng số lượng hàng hóa, tăng thời gian phục vụ người tiêu dùng.
Đồng thời sau tết, nguồn cung thịt và rau quả vẫn đảm bảo đầy đủ nên không có tình trạng khan hiếm hàng.
Sau Tết giá cả thị trường vẫn bình ổn (ảnh minh họa). |
Liên quan đến việc bình ổn giá, trên An ninh Thủ đô có nêu rõ: Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Theo đó, cơ quan này cho biết, giá cả thị trường trong cả nước cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ vào những ngày 28, 29 và mùng 3, 4 âm lịch theo quy luật Tết hàng năm, nhưng không xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây sốt giá.
4 trong số 14 đơn vị được kiểm tra vi phạm các lỗi không đăng ký, niêm yết giá, bán cao hơn mức giá đã đăng ký với tổng số tiền 108 triệu đồng. Riêng trong lĩnh vực vận tải, 10 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách điều chỉnh giá cước tùy tiện đã xử phạt 250 triệu đồng.
Cập nhật tin tức trên chinhphu.vn, trong dịp Tết Quý Tỵ 2013 có gần 30.000 lượtđồng bào, chiến sỹ và du khách nước ngoài đã nô nức đổ về Quảng trường Ba Đình lịch sử, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong các ngày 10, 12, 13 và 14/2, tức mùng 1, 3, 4, 5 Tết (ngày 11 và 15/2, không mở cửa Lăng) đã có 28.908 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó, có 19.180 lượt người trong nước và 9.728 lượt khách nước ngoài.
Dịp Tết Quý Tỵ 2013, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón hàng vạn đồng bào, chiến sỹ từ mọi miền Tổ quốc về dâng hương vị cha già kính yêu của dân tộc (ảnh minh họa) |
Riêng ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết) đã có tới 10.589 lượt người vào viếng Lăng và thăm nơi làm việc, nơi ở của Người.
Để phục vụ các tầng lớp nhân dân trong cả nước và du khách nước ngoài vào Lăng viếng Bác dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động trang trí khu vực Quảng trường Ba Đình, cử cán bộ, chiến sỹ, bảo đảm tiếp đón khách chu đáo, theo đúng quy định.
thể thao xử lý nghiêm đa dạng kiểm tra thị trường an ninh trật tự du khách giao thông kinh doanh vận tải vi phạm người tiêu dùng bộ tài chính văn hoá nguy cơ gia quy định bão
0 nhận xét:
Đăng nhận xét