ý tưởng bão việt nam gia khó khăn
(TBKTSG Online) - Ít lâu sau chuyến hành trình chạy bộ xuyên Việt dài hơn 2.000 cây số (*), Mai Nguyễn Đình Huy, cựu du học sinh tại Úc viết trên facebook: "Một cảm giác ăn không ngon ngồi không yên. Nhớ cái cảm giác có một ước mơ hay mục tiêu rõ ràng nào đó để dốc hết tâm trí rồi biến nó thành hiện thực bất chấp mọi thứ. Tuổi trẻ là như vậy, cứ muốn lúc nào cũng phải tiến tới. Tuổi trẻ là như vậy, chẳng muốn nghỉ ngơi vì sợ rằng lúc ngủ cơ hội sẽ vụt qua mất. Giống như ngọn lửa trong bếp đang cháy nhưng cái đang thiếu là một mục tiêu..."
Thái Hằng thực hiện
Mai Nguyễn Đình Huy . Ảnh: Phạm Thái |
(TBKTSG Online) - Ít lâu sau chuyến hành trình chạy bộ xuyên Việt dài hơn 2.000 cây số (*), Mai Nguyễn Đình Huy, cựu du học sinh tại Úc viết trên facebook: "Một cảm giác ăn không ngon ngồi không yên. Nhớ cái cảm giác có một ước mơ hay mục tiêu rõ ràng nào đó để dốc hết tâm trí rồi biến nó thành hiện thực bất chấp mọi thứ. Tuổi trẻ là như vậy, cứ muốn lúc nào cũng phải tiến tới. Tuổi trẻ là như vậy, chẳng muốn nghỉ ngơi vì sợ rằng lúc ngủ cơ hội sẽ vụt qua mất. Giống như ngọn lửa trong bếp đang cháy nhưng cái đang thiếu là một mục tiêu..."
TBKTSG Online đã có cuộc trao đổi với Đình Huy về thông điệp dành cho tuổi trẻ sau chuyến chạy bộ xuyên Việt.
-Là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về hành trình chạy xuyên Việt, đâu là "mồi lửa" để Huy thổi lên ngọn lửa đó?
Mai Nguyễn Đình Huy: Tôi vốn có đam mê dành cho môn chạy bộ. Một ngày kia ở Úc tôi đọc được bài báo nói về một vận động viên nữ người New Zealand chạy dọc chiều dài đất nước của cô. Đọc xong bài báo đó tự nhiên tôi có cảm xúc mạnh mẽ thực hiện điều tương tự ở quê hương. Tôi đã thấy giới trẻ người Việt ở trên quê hương và ở khắp nơi trên thế giới đã làm được nhiều điều lớn lao, phần mình tôi muốn đóng góp vào việc quảng bá hình ảnh đất nước bằng hành trình của bản thân.
-Từ ý tưởng đến hiện thực là một hành trình như thế nào?
Trong vòng một năm rưỡi tôi không ngừng tập luyện và cố gắng kiếm công việc được trả lương tốt nhất. Tôi nhận cả công việc nguy hiểm như lau kiếng cho các tòa nhà để kiếm tiền trang trải kinh phí cho cuộc chạy. Số tiền tôi hình dung trong đầu không dưới 20.000 đô la Úc, nhưng thực tế cuộc chạy hơn một năm sau đó, vào tháng 12-2012 đã có kinh phí lên đến hơn 300.000 đô la Úc, cùng với quy mô về tài chính là sự tham gia nhiều thành phần, tổ chức và chính phủ Việt Nam và Úc cùng tham gia.
Về mặt thể lực, tôi không phải là vận động viên chuyên nghiệp. Tôi chỉ bắt đầu chạy bộ hơn 1 năm trước khi cuộc chạy. Trước đó tôi chơi môn quyền Thái và các môn như xe đạp, bơi lội. Do vậy, nhiều vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp đã cho rằng tôi không có khả năng thực hiện cuộc chạy với chừng đó chuẩn bị về mặt thể lực.
Nghe vậy ban đầu tôi cũng nản, muốn bỏ cuộc nhưng sau đó lại quay về với ý định và lao vào tập luyện và "lắng nghe" cơ thể của mình. Từ đó không thể kể hết những chấn thương tôi dính phải. Có lần tôi ngất xỉu ngay trong rừng vì bị quá sức.
Lần đầu tiên tôi chạy được 5 km rồi chân phồng lên rất đau đớn. Chạy được một ngày tôi nghỉ 3,4 ngày. Từ 5km tôi chạy được 6 rồi 10 km rồi tăng dần lên 20km sau vài tháng, đi cùng với đó là chấn thương liên tục. Một năm trước khi bắt đầu cuộc chạy xuyên Việt, tôi chạy liên tục 30km.
-Khó khăn lớn nhất trong suốt quá trình mà bạn phải đối mặt là gì?
Tâm lý là vấn đề lớn nhất mà tôi phải đối mặt từ lúc mới nhen nhóm ý tưởng. Khi biết quy mô cuộc chạy được mở rộng, tôi rất căng thẳng vì đi cùng với nó là kỳ vọng của nhà đầu tư đã rót tiền vào. Chưa kể, theo dõi cuộc thi còn có đại diện chính phủ của 2 nước Việt Nam, Úc, Hội chữ thập đỏ, báo chí...
Phải làm quen với đám đông và đặc biệt là giới truyền thông trong thời gian quá ngắn cũng là áp lực lớn về mặt tâm lý đối với tôi.
Trên đường chạy. Ảnh: Mai Trâm |
-Ít lâu sau khi bắt đầu cuộc chạy, truyền thông đưa tin Huy phải rời bỏ cuộc chạy vì chấn thương, bạn phải đối mặt với chuyện đó như thế nào?
Chấn thương xuất hiện trong ngày thứ 8 của hành trình dài hơn 38 ngày. Hầu hết ý kiến trong đoàn từ các bác sĩ, đại diện ban tổ chức, người đồng hành với tôi... đều cho rằng tôi phải dừng cuộc chạy vì lợi ích của bản thân và cũng như kết quả của cuộc chạy. Bác sĩ đi theo đoàn khi ấy còn nói rằng tôi có thể mất chân của mình nếu như tiếp tục chạy. Khi ấy chấn thương khiến cho bàn chân tôi mất cảm giác và sưng to.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của tôi khi đó không phải chấn thương mà chính là việc đấu tranh nội tâm vì nhiều suy nghĩ tiêu cực, buông xuôi đang bủa vây lấy tôi. Rồi tôi nhận được quyết định phải rời khỏi cuộc chạy ít lâu sau xuất hiện chấn thương.
Nhưng đó là lúc tôi cũng được giải phóng khỏi những áp lực về tiếng tăm, tài chính, chỉ còn lại nguyện vọng hoàn thành hành trình mong ước của mình bấy lâu nay.
Sau đó tôi bắt đầu nghỉ ngơi, chữa trị chấn thương. Những lúc sức khỏe cho phép tôi cũng tham gia chạy, mặc dù không mang tư cách, danh nghĩa nào cả. Cứ thế ngày ít thì tôi chạy 20km, nhiều thì 40, 50km. Cuối cùng tôi cũng đến huyện Năm Căn, Cà Mau là nơi kết thúc hành trình.
-Có kỷ niệm nào đáng nhớ đối với bạn trên đường chạy?
Có rất nhiều khó khăn ngoài dự kiến xuất hiện trong hành trình nhưng cũng từ cuộc hành trình tôi đã tìm thấy những nguồn động viên vô cùng quý giá từ bạn bè, người thân. Tôi còn nhớ một ngày sau khi tôi không còn nằm trong thành phần cuộc chạy, một bác lái xe trong đoàn thấy tôi vẫn tiếp tục chạy đã nói với tôi "Nhìn con chạy lại bác rất vui", và đó là động lực mới cho tôi tiếp tục hành trình của ngày hôm đó.
Tôi nghĩ nếu đã có ước mơ thì dẫu có khó khăn thì ở một vài thời điểm nào đó sẽ vẫn có những con người xuất hiện, tiếp thêm sức mạnh cho ta hoàn thành mục tiêu.
-Bạn có thể chia sẻ điều gì với những người bạn trẻ Việt Nam trong dịp năm mới Tết đến?
Không có khó khăn nào có thể vượt qua, nên các bạn hãy cứ can đảm sống với ước mơ. Vì mỗi người sinh ra đều có khả năng nào đó nên các bạn hãy đứng lại bên những người bạn khác để tạo thành một chuỗi các mắt xích, tập hợp sức mạnh cùng phát triển trong thời đại hội nhập này.
Xin cảm ơn Huy!
(*) Hành trình chạy xuyên Việt "Nối liền một dải Việt Nam" do Patrick Farmer và Mai Huy chạy qua 30 tỉnh thành Việt Nam từ 9-12 đến 18-1-2013 để kêu gọi đóng góp cho dự án nước sạch được thực hiện tại Việt Nam.
ý tưởng bão gia việt nam khó khăn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét