Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Cần can thiệp sớm đối với trẻ tự kỉ

chuyên gia kỹ năng giáo dục chính sách cộng đồng nghiên cứu hỗ trợ giáo dục đại sứ quán gia việt nam

Ngày 12/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ, Tổ chức Austism Speaks (Tự kỉ lên tiếng), Tổ chức UNICEF Việt Nam và CLB cha mẹ trẻ tự kỉ tổ chức hội thảo "Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ - Thực trạng và triển vọng".

Hướng dẫn trẻ nhận biết đồ vật. Ảnh: Bích Ngọc - TTXVN

Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ, cung cấp một diễn đàn cho các quan chức chính phủ, các chuyên gia giáo dục đặc biệt (của Hoa Kỳ và Việt Nam), các chuyên gia trị liệu, giảng viên và phụ huynh thảo luận về những vấn đề hiện tại của chứng tự kỉ ở Việt Nam như: chính sách dành cho trẻ tự kỉ, phát hiện, chẩn đoán đánh giá, can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục tại trường hòa nhập; những nghiên cứu mới nhất về chứng tự kỉ và giáo dục trẻ tự kỉ ở Việt Nam và trên thế giới. Hội thảo cũng tạo tiền đề thiết lập một mạng lưới hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức quốc tế và chính phủ Việt Nam; chuyên gia, giáo viên trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt và phụ huynh để phát triển và thực hiện các giải pháp giáo dục khả thi, hiệu quả và bền vững cho trẻ tự kỉ.

Hiện nay, tự kỷ đã trở thành một vấn đề mang tính xã hội và được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Úc. Ở những nước này, khuyết tật tự kỉ đã được xã hội hóa và hầu như mọi công dân đều có những hiểu biết nhất định về rối loạn này.

Tại Việt Nam, đây vẫn còn là lĩnh vực rất mới mẻ và chưa có nhiều chương trình nghiên cứu. Các chính sách về hỗ trợ và phúc lợi xã hội cho trẻ đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Ở Việt Nam, tự kỉ là lĩnh vực mới được biết đến và chẩn đoán trong một vài thập kỷ gần đây.

Hiện nay chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ trẻ mắc hội chứng tự kỉ nhưng nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy: số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỉ ngày càng đông, năm 2007 số trẻ đến khám tăng gấp 50 lần so với năm 2000.

Phát hiện sớm tự kỉ sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các bác sỹ nhi khoa của Việt Nam chưa hiểu rõ về tự kỉ và không có kỹ năng chẩn đoán sớm. Vì vậy, nhiều trẻ được phát hiện muộn sau 36 tháng và gây khó khăn cho công tác điều trị.

Việc giáo dục sớm trẻ tự kỉ hiện nay còn nhiều bất cập. Đó là nhận thức của cộng đồng và cha mẹ có con tự kỉ còn hạn chế, giáo viên dạy hòa nhập ở trường mầm non không có nhiều hiểu biết về hội chứng tự kỉ, đặc biệt là thiếu kỹ năng trong lĩnh vực giao tiếp, tương tác và dạy kỹ năng cho trẻ tự kỉ. Ở cơ sở khám và chẩn đoán trẻ tự kỉ chưa có công cụ đánh giá chuẩn. Các công cụ đánh giá được sử dụng khác nhau, hầu hết là nhập ngoại từ Mỹ, Úc, Nhật... chưa được Việt hóa nên kết quả đánh giá có khác biệt, gây khó khăn cho phụ huynh trẻ tự kỉ, thậm chí gây mất lòng tin vào các chuyên gia.

PGS TS Lê Văn Tạc - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: Giáo dục trẻ tự kỉ đòi hỏi quy trình chặt chẽ và đảm bảo quản lý chất lượng nghiêm ngặt. Dù quy trình thực hiện theo các bước khác nhau nhưng cần thống nhất sử dụng và quản lý theo tiêu chuẩn nhất định. Vai trò của cộng đồng cũng không thể thiếu trong chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ...

Theo TS Nguyễn Ngọc Toản (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cần đề xuất có các chế độ chính sách phù hợp, thúc đẩy nhân rộng mô hình chăm sóc giáo dục trẻ tự kỉ, tập trung ưu tiên 4 nhóm chính sách là bảo trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế và văn hóa - thể thao - vui chơi.

GS Tâm lý học Giáo dục và Tâm thần học Connie Kasari - Đại học Bang California (Los Angeles) chia sẻ: các cách can thiệp hiệu quả đối với trẻ tự kỉ là can thiệp hành vi một cách tự nhiên. Y học chưa có thuốc đặc trị để điều chỉnh những khiếm khuyết cốt lõi của hội chứng tự kỉ. Các can thiệp nên có là giúp trẻ tự kỷ nâng cao khả năng tập trung, tham gia vào hoạt động chơi đùa với cộng đồng, bạn cùng lứa, giúp trẻ nâng cao tính linh hoạt, làm chủ cảm xúc,...

GS Tâm lý học Helen Tager Fluberg - Đại học Boston cũng cung cấp một số công cụ hữu hiệu để phát hiện sớm các triệu chứng tự kỉ ở trẻ như lịch quan sát chẩn đoán tự kỷ ADOS, bộ các mô đun cho trẻ từ 12 tháng trở lên.

N. Anh

cộng đồng kỹ năng chính sách đại sứ quán giáo dục gia nghiên cứu hỗ trợ giáo dục chuyên gia việt nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...