Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Cần quy định cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo

nhà nước vai trò quyết định chính phủ dự thảo giải quyết xây dựng khiếu nại quy định bão

Trong báo cáo kết quả lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dự thảo) của Bộ Tư pháp diễn ra ngày 15.3 cho thấy: Nếu có tới 88/103 ý kiến tán thành với phạm vi, mức độ sửa đổi của dự thảo thì những ý kiến còn lại đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung khá thiết thực.

Ý kiến chung của Bộ Tư pháp, ngành tư pháp đều nhất trí cho rằng, dự thảo đã có nhiều đổi mới trong việc phân công thực hiện quyền lực, xác lập cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ chế bảo đảm dân chủ đã có những bước tiến bộ. Quy định về Chính phủ đã có hướng tư duy mới nhằm tăng cường vai trò của cơ quan hành pháp trong điều hành, quản lý kinh tế- xã hội, xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý. Xét về tổng thể, dự thảo đã đảm bảo là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài, kế thừa với sự điều chỉnh hợp lý những giá trị phản ánh đặc thù chính trị - pháp lý được ghi nhận tại các bản hiến pháp của nước ta.

Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến đóng góp bổ sung những nội dung cụ thể cho dự thảo. Đó là, dự thảo vẫn chưa làm rõ cơ chế kiểm soát quyền lực. Trong phân công giữa các cơ quan quyền lực, dù đã có tiêu chí nhưng phân công cũng chưa hết. Ví dụ: Trong phân công giữa Quốc hội (QH) và Chính phủ, QH có quyết định tất cả các chính sách không, hay vẫn còn chính sách do Chính phủ quyết định? Hoặc giữa tư pháp và hành pháp, dù vẫn nói tư pháp là tòa án, nhưng trong tâm lý cũng như thực tế, hành chính can thiệp vào tư pháp rất nhiều, như trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt hành chính.

Dự thảo cần quy định cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, bởi tình trạng này diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng. Việc quy định cụ thể cơ chế giải quyết khiếu nại trong hiến pháp sẽ góp phần làm cho người dân cũng như các cơ quan chức năng dễ hiểu, dễ giải quyết đúng với chức năng thẩm quyền, tránh chồng chéo, kéo dài như hiện nay.

Hiến pháp được sửa đổi vẫn phải trên nguyên tắc QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vậy thì việc có cơ quan bảo hiến - là cơ quan thuộc QH, giúp QH trong vấn đề bảo hiến, có quyền phán xét quyết định của QH liệu có phát huy được quyền hạn? Cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chưa có bước đột phá, triệt để theo chủ trương của Đảng.

Có một ý kiến đề nghị bổ sung thêm một chương về Đảng Cộng sản Việt Nam vào dự thảo. Đồng thời cũng có ý kiến cho rằng, dự thảo chưa quy định rõ phương thức lãnh đạo Nhà nước, xã hội chủ yếu của Đảng làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế pháp lý để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng; chưa thể hiện rõ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng là đảng duy nhất, không chấp nhận chế độ đa đảng; đồng thời chưa thể hiện vai trò đội tiên phong trong lãnh đạo đội ngũ trí thức, doanh nhân - những thành phần, giai cấp đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

khiếu nại chính phủ giải quyết dự thảo bão xây dựng nhà nước quyết định vai trò quy định

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...