Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Chia sẻ chồng với người khác mà vẫn thấy... vui

gia bệnh tật tiết kiệm hạnh phúc ngân hàng mông gia đình

Biết chồng chung sống với người khác, mỗi năm chỉ lên thăm một lần vào dịp gần Tết nhưng Tiện lại cảm thấy vui vì chồng con có người chăm sóc. Từ khi vướng vào vòng lao lý, người phụ nữ ấy đã chấp nhận đối mặt với tất cả những đắng cay.Hội Thích Cười

Không một chút hằn học hay chạnh lòng như những người đàn bà khác, Tiện vui vẻ kể về gia đình mình, thản nhiên nhắc đến người chồng đã không còn chung thủy bằng một giọng nói nhẹ nhàng. Với Tiện, từ lúc tra tay vào còng, biết mình phải đi tù trong một thời gian dài thì chuyện giữ chồng là không thể, nên chị chon cách hãy "vui vẻ mà chấp nhận".

Lối rẽ

So với tuổi, Lâm Thị Bích Tiện, sinh năm 1965 ở Bắc Quang, Hà Giang trẻ hơn rất nhiều bởi dáng người nhỏ nhắn và nước da trắng trẻo. Tiện sinh ra trong một gia đình đông anh em nhưng chỉ có chị ta là chịu khó học hành nên khi hết phổ thông, chị đi thoát ly và trở thành nhân viên ngành bưu chính viễn thông.

Xinh xắn, trắng trẻo, Tiện dễ dàng tìm được một anh chồng làm ở chi cục thuế tỉnh. Thu nhập tương đối ổn định nên chỉ một thời gian ngắn sau đó, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi khang trang và có với nhau một cô con gái xinh xắn. Thời bấy giờ, điều kiện của vợ chồng chị là niềm mơ ước của nhiều cặp vợ chồng trẻ khác ở tỉnh Hà Giang. Dịch vụ gửi tiền tiết kiệm bưu điện xuất hiện, chị được chuyển sang làm ở bộ phận nhận gửi tiền tiết kiệm của khách hàng và tai ương bắt đầu ập xuống ngôi nhà hạnh phúc.

Thời điểm đó, phong trao đánh đề len lỏi tới khắp nơi, một số công chức cũng thử vận may vào trò đỏ đen này, trong đó có hai người cùng cơ quan với Tiện. Do họ cũng làm trong bộ phận nhận tiền khách hàng gửi tiết kiệm qua hệ thống của bưu điện nên một vài lần vì nể nang, Tiện đã để họ "mượn nóng" tiền của khách đánh đề mà không mang ra ngân hàng nộp theo đúng quy định.

Khi số tiền vay lên đến hàng chục triệu đồng, chị đi vay chỗ khác "đập" vào, chấp nhận trả lãi cao, miễn sao để cơ quan không phát hiện ra. Rồi chị lấy uy tín của chồng, của gia đình để vay tiền bên ngoài, không đủ thì vay tiếp ngân hàng để hoàn trả hòng hợp thức hóa sổ sách, sau đó lại lấy ra trả nợ.

Ba năm trời cứ nể nang, nấn ná như thế, khi số tiền lên đến 800 triệu đồng thì chị không còn cách nào khác ngoài việc báo cáo cơ quan để rồi cùng kế toán, kiểm soát viên lĩnh án tù. Hỏi chị, thời gian đầu, số tiền nợ chưa nhiều, sao không dừng lại mà cứ tiếp tục sa đà vào cái vòng luẩn quẩn nợ nần ấy, chị ta đáp: "Tại em dễ tin người".

Theo lời chị ta, mỗi khi nhắc đến khoản tiền nợ, hai đồng nghiệp của chị ta hứa hẹn rồi đưa ra rất nhiều lý do này lý do nọ để khất lần. Họ còn năn nỉ Tiện đứng ra vay tiền hộ để trả nợ cơ quan vì sợ nếu để lộ chuyện sẽ bị chồng đánh, gia đình hắt hủi, từ mặt... Thế là chị ta lại động lòng, ra mặt giúp đỡ mà không nghĩ rằng, nếu sự việc vỡ lở thì chị ra cũng mất tất cả. Quá bất ngờ trước việc người vợ tưởng như hiền lành, chả bao giờ dính vào chuyện cờ bạc, nay bị kết án 18 năm tù về tội Tham ô tài sản, chồng Tiện sốc nặng rồi đổ bệnh.

Ngày đầu sau khi thành án, được ra gặp người thân, Tiện ngỡ ngàng không nhận ra người đàn ông gầy yếu trước mặt chính là chồng mình. Nghe anh nói ngôi nhà của hai người đã bị ngân hàng niêm phong, Tiện lại càng ân hận. Nghĩ lại việc mình đã làm, nghĩ tới thời gian đằng đẵng trong tù của mình, Tiện quyết định trả tự do cho chồng, mong muốn anh sớm tìm được người tâm đầu ý hợp để sẻ chia vất vả, khó khăn.

"Cuộc đời em coi như xong rồi nhưng với chồng, con em bên ngoài thì là một sự khởi đầu mới. Con gái mỗi ngày một lớn, anh ấy lại đau ốm thường xuyên, cả hai đều rất cần có bàn tay phụ nữ nên em mới động viên chồng đi bước nữa, chứ đã là đàn bà mấy ai muốn san sẻ tình cảm", Tiện tâm sự.

Mong con tìm được bến bình yên

Tính đến nay, Tiện đã thi hành án được 6 năm. Hai năm đầu, chồng và con Tiện vẫn đều đều vài tháng lên trại giam thăm chị ta một lần. Nhìn chồng và con gái có nét gì đó xộc xệch vì thiếu bàn tay chăm chút của người phụ nữ, Tiện chỉ biết giấu nước mắt vào trong lòng để rồi sau đó là những lá thư động viên chồng nên tìm mẹ cho con gái.

Chồng Tiện không chấp nhận, nói sẽ cố gắng nuôi dạy con khôn lớn. Nhưng có lẽ, do một mình phải bươn chải, vừa nuôi con vừa công tác, rồi phải lo bồi thường khoản tiền tham ô của vợ nên anh mệt mỏi. Ba năm sau kể từ ngày vợ đi tù, chồng Tiện đã có người chăm chút.

Qua thư con gái, chị ta biết bạn gái của chồng là một phụ nữ nhỡ nhàng một lần đò và cũng có một đứa con gái. Thấy hoàn cảnh bệnh tật của chồng chị ta, vừa hay phải đi công tác xa vừa phải nuôi con gái đang tuổi lớn nên người phụ nữ kia tự nguyện về sống chung để giúp nhau nuôi dạy con cái.

"Hai người không sinh thêm con nên em biết họ chỉ là góp gạo thổi cơm chung, động viên nhau qua thời điểm khó khăn, thiếu thốn", Tiện kể. Theo lời chị ta, lúc đầu nghe tin chồng có người mới, tim chị ta cũng nhói đau. Nhưng rồi nghĩ tới bệnh tật của chồng, nghĩ tới tương lai của đứa con gái nhỏ, Tiện đã can đảm gạt những vấn vương sang một bên để chuyên tâm cải tạo.

6 năm trời trôi qua, giờ đây con gái Tiện dã là một sinh viên đại học, đều đặn viết thư vào thăm mẹ. Một năm hai lần, vào dịp nghỉ hè hoặc Tết đến, con gái Tiện lại vào trại giam thăm mẹ. Nhìn con gái cứng cáp trưởng thành, Tiện vui lắm. Cảm giác áy náy vì rũ bỏ trách nhiệm làm mẹ, làm vợ chỉ chợt thoáng qua trong đầu Tiện những đêm mất ngủ để rồi sau đó là một quyết tâm sớm trở về đoàn tụ với gia đình.

Hỏi Tiện còn yêu chồng không, chị ta cười, đôi mắt không giấu nổi buồn bã: "Em đã làm chồng thất vọng, mất mát lớn này e rằng khó có gì khỏa lấp". Trong mắt chồng, Tiện là một người phụ nữ đoan trang, chăm chút gia đình và chưa một lần sa đà vào tệ nạn cờ bạc. Chính vì thế mà chồng chị ta rất tin tưởng vợ, giao cho vợ tay hòm chìa khóa, đâu nghĩ có ngày chính vợ không chỉ mang hết của chìm của nổi trong nhà cho bạn vay mượn mà còn giơ đầu ra chịu báng cả những khoản tiền thâm hụt ở cơ quan, đẩy gia đình vào cảnh tán gia bại sản.

Mấy năm nay vì bệnh tật và cũng vì có người bầu bạn nên mỗi năm chồng Tiện chỉ lên thăm vợ có một lần. Vì tình nghĩa xưa, mỗi lần Tiện gọi điện về nhà xin thứ này, thứ kia, anh đều gửi cho đầy đủ. Điều mà Tiện ân hận nhất là không sinh thêm một đứa con nữa.

"Em chỉ mong ước con gái sau này có một công việc ổn định, cuộc sống bình yên, suôn sẻ chứ đừng trắc trở như mẹ nó", Tiện nói. Đã là một người mẹ, ai cũng có mong ước con cái mình lớn lên có cuộc sống bình an, hạnh phúc và Tiện cũng thế. Còn hơn chục năm có lẻ nữa mới tới ngày mãn hạn, Tiện khó có cơ hội được có mặt trong ngày hạnh phúc của con gái nên chỉ biết cầu chúc con gái khôn lớn, bình an.

Và cũng trong buổi trò chuyện đầu xuân ấy, chị ta cũng cầu chúc người chồng trên danh nghĩa của mình sớm thoát khỏi cảnh bệnh tật, có sức khỏe tốt để gánh vác thay mình trách nhiệm làm cha mẹ, dẫn dắt con gái vững bước trên con đường khởi nghiệp. Những lời tâm sự của Tiện nghe thật xót xa, buồn thảm.

Hôn Nhân & Pháp Luật

hạnh phúc bệnh tật ngân hàng mông tiết kiệm gia đình gia

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...