Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

ĐHĐCĐ 2013: LAF trình phương án khắc phục lỗ và không chia cổ tức

kế hoạch tái cấu trúc kinh doanh lợi nhuận phát triển khắc phục gia công ty quản lý quỹ quản lý quỹ công ty xuất khẩu hiệu quả

Sáng 09/03, CTCP Chế biến hàng XK Long An (HOSE: LAF) tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2013. Tính đến thời điểm 9h00, số cổ đông tham dự đạt trên 70% cổ phần có quyền biểu quyết.

* Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2013

* Báo cáo thường niên 2012

Tại ĐHĐCĐ này, Ban lãnh đạo công ty sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2013, cùng phương án khắc phục tình trạng thua lỗ trong 3 năm từ 2013 - 2015.

Lỗ do chủ quan

Theo Báo cáo của HĐQT và Ban Điều hành tại Đại hội, năm 2012 hàng loạt những khó khăn chồng chất làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như tình hình tài chính đảo lộn.

Cụ thể, năm 2012, công ty sản xuất nhân điều được 25,942 tấn, thực hiện 74.12% kế hoạch năm, doanh thu đạt gần 906 tỷ đồng, tương đương 66.78% kế hoạch, lỗ ròng 152.59 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2012 là 140.3 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 81.51 tỷ đồng.

Theo Ban điều hành công ty, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thua lỗ như trên là do thị trường tiêu thụ nhân điều bị đột ngột giảm rất mạnh từ quý IV/2011 kéo dài đến cuối năm 2012 nằm ngoài dự đoán của công ty. Nguyên liệu tồn kho từ cuối năm 2011 ở mức giá cao, chuyển sang 2012 các DN bị lỗ khoảng 12,000 đồng/kg. Hàng hóa của LAF tồn kho cuối năm 2011 chuyển sang năm 2012 gồm: 16.82 ngàn tấn hạt điều thô và 364.18 tấn nhân điều (Nếu quy ra hàng thô nguyên liệu, tổng cộng tồn kho hơn 18,000 tấn hạt điều thô).

Nguyên nhân chủ quan khác là do nhận định sai thị trường giá cá. Cụ thể, Hiệp Hội Điều VN, các DN và LAF có cùng nhận nhận định là giá nhân điều sẽ phục hồi. Mặt khác, giá hàng thô giảm khoảng 30 % so năm 2011, các DN đã mạnh dạn, tiếp tục mua vào. Thực tế diễn ra trái ngược với nhận định chung của các DN, dẫn đến các DN tiếp tục lỗ đối với nguyên liệu mùa vụ mới.

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2012, LAF đã tiến hành tái cấu trúc về vốn. Theo đó, tái cấu trúc vốn vay cố định và lưu động, thoái vốn cổ phiếu Vietinbank ( CTG ) và Girimex thu về hơn 5.5 tỷ đồng và đang tiến hành chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và Tài sản gắn liền với đất tại đất của công ty ở Bến Lức, Long An (thu lãi hơn 28 tỷ đồng), qua đó giải quyết cơ bản vấn đề mất cân đối vốn.

Tái cấu trúc sản xuất, công ty đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, nhân sự và cập nhật, hoàn thiện quy chế quản lý sản xuất, Công nghệ và kỹ thuật.

Về hoạt động Kinh doanh, ngoài hoạt động thu mua điều thô nguyên liệu, công ty đã phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng GTGT và đẩy mạnh kinh doanh nhân điều.

Phương án khắc phục lỗ

Trong kế hoạch năm 2013, công ty sẽ tập trung vào các mục tiêu tái cơ cấu vốn, khắc phục mất cân đối vốn, không bị hủy niêm yết; tái cơ cấu tổ chức, nhân sự và công nghệ kỹ thuật sản xuất đạt hiệu quả nhất; thay đổi mô hình hoạt động SXKD của công ty theo hướng không dự trữ nguyên liệu điều thô để sản xuất giáp vụ năm sau, cố gắng gắn kết mua vào cân đối với hợp đồng xuất bán.

Công ty sẽ tập trung vào những lĩnh vực chính gồm:

+ Thu mua nguyên liệu thô, sản xuất, xuất khẩu hạt điều tập trung vào chất lượng, hiệu quả, không mở rộng, phát triển quy mô.

+ Phát triển mạnh mặt hàng GTGT từ nguyên liệu nhân hạt điều và đậu phộng cho xuất khẩu và nội tiêu.

+ Phát triển quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhân điều.

Công ty phấn đấu năm 2013 đạt mức lợi nhuận sau thuế tối thiểu 50 tỷ đồng. Các năm sau đó, công ty dự kiến đạt lợi nhuận 56.97 tỷ đồng và 65.33 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu sẽ cải thiện qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tăng lên 127.86 tỷ đồng, năm 2014 lên 179.13 tỷ đồng và năm 2015 đạt 223.2 tỷ đồng.

Ngoài các vấn đề về hoạt động kinh doanh, HĐQT công ty trình cổ đông thông qua việc không chia cổ tức bằng tiền 6 tháng còn lại của năm 2011 do số tiền này đã được công ty sử dụng thanh toán cho các khoản nợ vay đến hạn trả, đồng thời cũng không chia cổ tức năm 2012 do kết quả kinh doanh lỗ 152.17 tỷ đồng.

Về vấn đề lương thù lao HĐQT và BKS năm 2013, HĐQT trình cổ đông thông qua mức thù lao bằng 2% lợi nhuận trước thuế, nhưng tối thiểu là 300 triệu đồng/năm và không quá 700 triệu đồng/năm. Riêng năm 2012, HĐQT tự nguyện không nhận thù lao 6 tháng cuối năm nên tính chung cả năm HĐQT và BKS chỉ nhận 202 triệu đồng thay vì 744 triệu đồng như ĐHĐCĐ thường niên 2012 đã thông qua.

Cơ cấu cổ đông của LAF tính đến 07/02/2013 có 23.03% là do Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ. Bên cạnh đó là ba cổ đông lớn khác gồm: New-S Securities Co., Ltd nắm 12.21%, Công ty Quản lý Quỹ SSI ( SSIAM ) nắm 14.69% và CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI, công ty mẹ của SSIAM) sở hữu 5.24%.

hiệu quả lợi nhuận phát triển gia tái cấu trúc kế hoạch công ty xuất khẩu khắc phục quản lý quỹ công ty quản lý quỹ kinh doanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...