thị trường người tiêu dùng bão thị trường tài chính kinh tế thành công mở cửa thị trường nền kinh tế sản phẩm vượt qua
Khi được vận hành, dự kiến làm vào đầu năm 2015, TTIP có thể đóng vai trò như các gói kích thích kinh tế mà không gây thâm hụt ngân sách, giúp đưa GDP của cả EU và Mỹ tăng thêm 0.5% mỗi năm và giúp tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân bên hai bờ Đại Tây Dương.
Ba thách thức lớn
Trong đàm phán, hai bên đều thận trọng khi mà một số nguyên tắc cơ bản khiến cách tiếp cận về mặt pháp lý của hai bên rất khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, EU từ lâu luôn bám vào "nguyên tắc phòng ngừa" để ngăn chặn các sản phẩm có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng xâm nhập vào thị trường EU, ngay cả khi chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về tính nguy hại của sản phẩm.
Trên cơ sở nguyên tắc này, EU đã từ chối nhập khẩu thực phẩm biến đổi gien từ Mỹ, nơi mà sản phẩm này được tiêu thụ khá rộng rãi. Trang khi đó, các thành viên Quốc hội Hoa kỳ luôn nhấn mạnh một TTIP thành công đó là EU cần phải mở cửa thị trường cho tất cả sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Một bất đồng lớn khác cản trở sự thành công của TTIP đó là sự khác biệt trong các định nghĩa về quyền riêng tư của người cá nhân, điều có thể trở thành rào cản cho nỗ lực mở cửa thị trường số giữa Mỹ và EU. Trong vài tuần gần đây, rất nhiều công ty công nghệ cao của Mỹ, bao gồm cả Google và Facebook, bị cáo buộc vận động hành lang rất mạnh Nghị viện Châu Âu trì hoãn kế hoạch siết chặt các quy định về quyền riêng tư tại Liên minh này.
Thách thức lớn thứ ba của TTIP bắt nguồn từ việc EU tiếp tụ có thái độ hoài nghi rất lớn đối với các thị trường tài chính. Một ngày sau khi tổng thống Mỹ B.Obama thông báo về việc bắt đầu đàm phán TTIP, Hội đồng Châu Âu đã công bố bản kế hoạch chi tiết về thuế giao dịch tài chính của Eurozone, theo đó EU sẽ áp đặt các mức phí mới đối với các ngân hàng Mỹ khi giao dịch trên thị trường EU.
Một vấn đề khác khiến nảy sinh thêm rào cản đối với thỏa thuận đầu tư và thường mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất bên bờ đại Tây Dương là quan điểm bảo thủ của Pháp đối với việc bảo vệ ngành công nghiệp nghe nhìn của mình. Còn từ phía Mỹ đó là mong muốn ngăn chặn sự xâm nhập của EU vào ngành công nghiệp hàng không của họ.
Các nhà đàm phán sẽ phải vượt qua khá nhiều trở ngại lớn khác về mặt cơ cấu khi Hội đồng Châu Âu sẽ phải nỗ lực để có sự đồng thuận của tất cả 27 chính phủ thành viên, trong khi Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề trong nội bộ của nước mình giữa hai đảng Cộng hoà và Dân chủ.
Triển vọng đối với kinh tế EU và Mỹ
Nhớ lại các nước EU đã thành công trong việc xây dựng một thị trường chung vào năm 1992 nhưng họ đã không thể điều hòa được tất cả các tiêu chuẩn và quy định đối các thành viên mà cuối cùng phải chấp nhận cái "tôi" của từng quốc gia. Nếu một sản phẩm được chấp thuận lưu hành trên thị trường của một nước EU, nó sẽ được xem là đủ độ an toàn để được bán trên thị trường các nước còn lại.
Một chính sách tương tự về việc thừa nhận lẫn nhau có thể sẽ trở thành chìa khóa cho các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - EU, nhưng chỉ khi hai bên có thể vượt qua được sự lệch pha trong hệ thống chính trị và luật pháp của mình.
Những rào cản này đặc biệt rõ tại Mỹ nơi Quốc hội giám sát các cơ quan điều hành như các cơ quan bảo vệ môi trường, quản lý thuốc và thực phẩm. Không chỉ có chính quyền Mỹ, chính quyền liên bang phải chấp nhận tiêu chuẩn an toàn đã được xây dựng và chấp nhận tại Frankfurt hay Athens mà chính các ủy ban Quốc hội cũng phải chuẩn thuận chúng. Về phía mình, EU cũng phải xem xét lại chính sách của họ đối với thực phẩm biến đổi gien.
Để hình thành được thị trường chung của mình, EU đã vượt qua những khác biệt của từng nền kinh tế thành viên nhờ việc thể chế hóa được một tiến trình bỏ phiếu theo đa số, đúng tiêu chuẩn và phù hợp về mặt pháp lý, nơi mỗi quốc gia thành viên có thể chiến thắng trong một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp điều hành này sẽ không thể được áp dụng để phá vỡ những bế tắc không thể tránh khỏi trong các cuộc thương lượng giữa EU và Mỹ.
Dù mức thuế quan trung bình giữa hai bên sẽ chỉ còn 3-5% (riêng với một số sản phẩm nhạy cảm, mức thuế sẽ cao hơn), việc loại bỏ hàng rào thuế quan sẽ có tác động lớn tới trao đổi thương mại song phương trị giá 650 tỷ USD một năm giữa EU và Mỹ. Việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và mở cửa thị trường cho mua bán công sẽ còn mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
TTIP sẽ được ký kết trong vòng 2 năm tới, đó có thể không phải là một cuộc cách mạng và thỏa thuận toàn diện mà nhiều người kỳ vọng nhưng hẳn sẽ là bước đi quan trọng để hướng tới sự hợp nhất hai thị trường lớn nhất nhì thế giới này và sẽ tạo ra một lực đẩy nhất định cho nền kinh tế toàn cầu.
vượt qua người tiêu dùng nền kinh tế kinh tế sản phẩm bão thị trường mở cửa thị trường thị trường tài chính thành công
0 nhận xét:
Đăng nhận xét