bão trung quốc việt nam
Ngày 14/3/1988, trên bãi san hô Gạc Ma một vòng tròn máu của những chiến sỹ Việt Nam đã tạo nên một chủ quyền bất tử của dân tộc cho dù quân Trung Quốc xâm lược đã chiếm đoạt được. Đã tròn 25 năm, người dân cả nước vẫn khắc khoải tưởng nhớ hướng về các anh, về vòng tròn bất tử giữa trùng khơi. Ngày 9/3 Tuổi trẻ đã có bài phóng sự chân thực về những giây phút cuối cùng trước khi Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thất thủ.
Trước những con tàu Trung Quốc lăm le chiếm đảo đá ngầm, Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp.
Đêm 13/3, gió mùa đông bắc thổi mạnh, mây mù che kín bầu trời làm mặt biển tối đen như mực. Chiến sĩ hải quân trẻ Nguyễn Văn Lanh lúc ấy có mặt trên chiếc tàu HQ-604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng cùng với lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông cùng các đồng đội hạ xuồng vận chuyển vật liệu xây dựng lên đảo chìm Gạc Ma.
Thiếu úy Trần Văn Phương cùng tổ bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng đã dùng xà beng đục xuống rạn san hô Gạc Ma để cắm vững thân cờ Tổ quốc. Trên đảo Cô Lin cách đó không xa, cờ chủ quyền cũng phần phật tung bay ở cả hai đầu đảo. Lúc này trên đảo chỉ là những chiến sỹ công binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo chứ lính chiến đấu và tàu của Việt Nam cũng chỉ là hải vận chứ không phải là tàu chiến.
Để bảo vệ cờ tổ quốc, những chiến sỹ công binh Việt Nam tay cuốc, xẻng, đã kết thành vòng tròn. Lính Trung Quốc được trang bị súng ống đã không cướp được cờ. Cuối cùng, tàu chiến của chúng đã nã pháo 37 li vào "vòng tròn bất tử" trên đảo Gạc Ma. Ảnh: Tư liệu
Rạng sáng ngày 14/3/1988, khi mọi người chưa kịp dùng bữa sáng thì các tàu chiến Trung Quốc có hỏa lực mạnh đã áp sát. Bất chấp tình thế không cân sức này, các thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn và lữ đoàn phó Trần Đức Thông vẫn quyết định sẵn sàng chiến đấu để giữ vững chủ quyền.
Gần 6 giờ sáng, tàu chiến Trung Quốc bắt đầu cho xuồng nhỏ áp sát rạn san hô Gạc Ma. Lính hải quân Trung Quốc nai nịt gọn gàng, lưỡi lê AK sáng quắc xồng sộc tiến tới. Các chiến sĩ công binh Việt Nam lúc đó chỉ có cuốc, xẻng, xà beng trong tay, đã quây thành vòng tròn bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc.
Một cuộc đụng độ không cân sức đã nổ ra. Quân Trung Quốc cố giật và hạ cờ Việt Nam nhưng đều bị đánh bật ra, cho đến khi chúng nhả đạn. Anh Lanh lúc này từ tàu HQ-604 đã bơi vào đảo sát cánh cùng đồng đội Phương. Hai bên giành giật ngọn cờ. Bất ngờ lính Trung Quốc nổ súng thẳng vào đầu thiếu úy Phương. Anh ngã xuống nhưng vẫn ôm chặt lá cờ loang máu.
Nguyễn Văn Lanh (sau được phong Anh hùng lực lượng vũ trang) tiếp tục giữ chặt lá cờ từ tay đồng đội, dùng xà beng chống cự, lính Trung Quốc dùng lưỡi lê đã đâm anh từ phía sau, và bị bắn.
Cuối cùng, lính đổ bộ Trung Quốc đã lùi ra xa để đại liên, pháo 37 li từ tàu chiến của chúng bắn thẳng vào các chiến sĩ Việt Nam vẫn đang quyết tử bám trụ giữ đảo.
Lúc này tàu HQ-604 cũng bị tàu Trung Quốc dùng pháo 100 ly, 37 li bắn dồn dập. Mai Văn Hải, công binh E83 kể lại, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ lao xuống phòng động cơ, định cho máy tàu nổ để ủi lên bãi san hô Gạc Ma, nhưng phòng máy bị trúng đạn ngay lúc đó, và bốc cháy, không còn thấy bóng anh ngược ra. Trung tá Trần Đức, Đại úy Phòng cũng hi sinh trên boong tàu.
Tại đảo Cô Lin, sau khi bắn cháy tàu HQ-604, tàu chiến Trung Quốc bắt đầu dồn dập nhả đạn vào tàu HQ-505. Trong khoảnh khắc một mất một còn, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định cho tàu lao thẳng lên rạn san hô Cô Lin. Tàu gối một nửa thân trước lên cạn, nửa sau nằm dưới nước. Công sự này trụ thêm được cho đến khi Trung Quốc giáng một loạt pháo 100 li vào con tàu vận tải không vũ khí. Tàu HQ-505 bốc cháy dữ dội. Thuyền trưởng Sơn ra lệnh cho mọi người rời tàu. Trong khi đó, tại đảo Len Đao, tàu HQ-605 cũng bị Trung Quốc bắn phá mãnh liệt từ hơn 8 giờ sáng và chìm vào 6 giờ sáng ngày hôm sau, 15/3/1988, thủy thủ đoàn của tàu bơi về trú ẩn tại đảo Sinh Tồn. |
việt nam trung quốc bão
0 nhận xét:
Đăng nhận xét