hội nhập quốc tế người lao động hội thảo quốc tế mạng xã hội việt nam sức khỏe lao động
Kêu gọi bình đẳng giới vẫn là một trong những thông điệp lớn của ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay, trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, tình hình xã hội nhiều nơi trở nên bất ổn.
Tại Việt Nam, thông điệp đó thể hiện rõ nét qua hội thảo "Tuổi về hưu của lao động nữ với sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế".
Dư âm cuộc hội thảo do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Bộ Ngoại giao tổ chức hôm 27-2 còn vang vọng. Có vẻ như ý kiến trong hội thảo và dư luận bên ngoài, kể cả trên các diễn đàn mạng xã hội, chưa gặp nhau. Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng để bảo đảm bình đẳng giới trên tinh thần hội nhập quốc tế, nên chọn phương án chỉ tăng tuổi hưu với lao động nữ từ 55 lên 60, ngang với tuổi hưu của nam giới hiện nay. Trong khi đó, dư luận trên các diễn đàn cũng như một số cuộc thăm dò nhanh của báo chí cho thấy phần lớn ý kiến đề nghị giữ quy định tuổi về hưu như hiện nay (đối với cả nam và nữ), trừ những nhà khoa học có trình độ cao. Thiếu thông tin đã tạo ra sự khác biệt đó chăng?
Thật ra, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã khác trước cả về điều kiện sống, mặt bằng dân trí, phương tiện thông tin, sức khỏe... Đáng chú ý là tuổi thọ của người Việt Nam đang tăng nhanh. Theo số liệu thống kê sức khỏe thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72, trong đó nữ là 75 tuổi và nam 70 tuổi. WHO đánh giá Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt được tiến bộ đáng kể trong việc gia tăng tuổi thọ trung bình.
Từ những dữ liệu trên, có thể nói rằng việc tăng tuổi hưu của lao động nữ từ 55 lên 60 là hợp lý, song cũng cần có quy định linh hoạt trong một số trường hợp: Lao động nữ sau 55 tuổi nếu có nhu cầu nghỉ hưu sớm thì cần được giải quyết bởi đây cũng là nhu cầu thực tế của nhiều người, hay như các nhà khoa học, bác sĩ, nhà giáo có trình độ cao vẫn tiếp tục hoạt động chuyên môn khi sức khỏe còn cho phép (như ở Mỹ).
Cần hiểu đúng rằng người lao động đến tuổi hưu là "được nghỉ" chứ không phải "bị nghỉ". Ở các nước châu Âu, khi nghe chính phủ rục rịch kế hoạch nâng tuổi hưu thì người dân lập tức xuống đường, đơn giản vì họ muốn "được về hưu" đúng vào thời điểm những vấn đề tâm sinh lý bản thân "lên tiếng" và điều đó phù hợp với quy luật.
Thêm 5 năm làm việc cho lao động nữ là thêm niềm vui lao động, cống hiến, chứ không phải thêm những toan tính thiếu lành mạnh.
sức khỏe người lao động hội thảo hội nhập quốc tế việt nam quốc tế mạng xã hội lao động
0 nhận xét:
Đăng nhận xét