Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Bảo hộ chonông dân

Bắt đầu từ 1-7-2014, Luật Đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực. Luật Đất đai 2013 với rất nhiều điểm mới đã thực sự là công cụ bảo hộ cho người dân, nhất là nông dân. Những bất cập, tồn tại trong xã hội liên quan đến bất động sản nhiều năm qua hy vọng sẽ được giải tỏa từ việc thi hành luật mới. Luật Đất đai mới sớm đi vào cuộc sống góp phần đưa nền kinh tế của đất nước, nhất là nông nghiệp thực sự có những đột phá, phát triển bền vững.

Bảo hộ cho nông dân - 2014_182_12_a1.jpg
Luật Đất đai là công cụ hỗ trợ người dân
Ảnh: Hoàng Long

Những năm qua, ở nhiều nơi liên tục xuất hiện những điểm nóng, khiếu nại liên quan đến bất động sản. Từ khiếu nại đông người cho đến những khiếu nại tranh chấp giữa các cá nhân. Khiếu tố liên quan đến bất động sản luôn là chủ yếu, nhiều khi chiếm đến 90%. Nhiều vụ việc kéo dài hàng chục năm, được giải quyết từ địa phương đến trung ương, các cấp Tòa xử đi, xử lại vẫn chưa có hồi kết. Cho đến những ngày tháng 6-2014 này, tình hình khiếu nại tố cáo, nhất là khiếu nại đông người liên quan đến bất động sản vẫn phức tạp, nan giải. Không ít lãnh đạo các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phương và người dân vi phạm, gây ra những hậu quả khó lường liên quan từ bất cập, kẽ hở về pháp luật bất động sản. Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng- Hải Phòng vài năm trước đã là một điển hình.

Cùng với những điểm nóng, phức tạp, mâu thuẫn trong xã hội nảy sinh liên quan đến pháp luật bất động sản là sự ảnh hưởng đến phát triển xã hội, nhất là ngành nông nghiệp. Còn nhớ những năm đổi mới, với việc thay đổi chính sách, pháp luật về bất động sản, người nông dân đã thực sự như được cởi trói. Từ chỗ thiếu đói, nước ta trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giảm. Trên thực tế, nhiều nơi bất động sản bị bỏ hoang, lãng phí với những dự án treo, chậm triển khai, do sản xuất không có lãi.v.v..

Luật Đất đai năm 2013 đã là kết tinh của nhiều năm trăn trở của các cấp, các ngành, các chuyên gia và những người nông dân trực tiếp trên thửa ruộng. Luật ra đời xuất phát từ yêu cầu phát triển chung, với chủ trương đảm bảo quyền lợi, động viên người dân, người dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình. Luật thỏa mãn ước mơ lâu đời của người nông dân, được giao đất sử dụng lâu dài, thực sự làm chủ mảnh đất của mình. Cái chìa khóa giúp cho việc đột biến trong sản xuất nông nghiệp những năm đổi mới cũng là đây.

Quyền lợi của người dân được bảo đảm không chỉ cụ thể hóa các quyền lợi trực tiếp, mà ngay việc cụ thể hóa trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của những người có chức, có quyền từ vị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, quận huyện hay đến cán bộ địa chính cấp xã, phường...Các cơ quan nhà nước nếu thực hiện hết trách nhiệm, cán bộ phụ trách, quản lý bất động sản thực hiện hết trách nhiệm như luật quy định sẽ xóa bỏ tồn tại kiểu cán bộ địa chính kiêm cò đất, sổ đỏ, hậu thuẫn cho việc vi phạm bất động sản. Từ những quy định mới như việc đánh giá tài nguyên, cụ thể nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết... Cụ thể việc sử dụng đất của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài; cụ thể việc được giao đất, cho thuê đất... cùng với việc dân chủ, công khai thông tin...đã thực sự làm cho người có đất biết mình đang ở đâu, tương lai sẽ như thế nào. Đặc biệt, người nông dân được giao đất không chỉ 20 năm mà 50 năm, được quyền tích tụ đất (đến 10 lần hạn mức của mình được giao); Những quy định chặt chẽ trong việc thu hồi đất như "Nhà nước chỉ thu hồi đất với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét qua chủ trương thu hồi đất"; quy định chặt chẽ về quy trình, thủ tục, đặc biệt là về giá đất ...đã đảm bảo quyền lợi cho dân, càng làm cho người dân, người nông dân yên tâm hơn.

Tăng quyền, đảm bảo quyền, từ 1-7 này, theo luật mới, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng thực sự mở, thoáng hơn. Ví như một mảnh đất chung của nhiều người, mỗi người đều có thể được nhận một giấy chứng nhận; hay một người có nhiều thửa đất có thể được cấp giấy chứng nhận gộp; mảnh đất của hai vợ chồng, giấy chứng nhận mới có một tên thì được bổ sung đầy đủ để đảm bảo quyền; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng có thể thực hiện ngay cả khi không có giấy tờ...

Việc giao toàn quyền cho người nông dân làm chủ bất động sản cũng là để họ quan tâm hơn đến bất động sản, chăm lo cho bất động sản. Đất đai phải được sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí. Ngay việc với các chủ đầu tư, các dự án xung quanh vấn đề sử dụng đất cũng đã được luật mới siết kỹ hơn...

Luật mới đã có hiệu lực, nhưng nhiều khi người dân còn băn khoăn, liệu luật có được ngay lập tức đi vào cuộc sống? Tình trạng nợ đọng văn bản; việc triển khai áp dụng chậm của các cơ quan đã là một tình trạng chung. Với Luật Đất đai, người dân liệu có thực sự được hưởng quyền của mình ngay từ ngày 1-7 này? Để hướng dẫn luật, như Bộ Tài nguyên- Môi trường, cần phải có đến 6 nghị định để hướng dẫn về Luật Đất đai năm 2013. Đến nay, với sự cố gắng của các bộ, ngành, hầu hết các nghị định đã ban hành, như Nghị định quy định cụ thể một số điều của Luật Đất đai, về giá đất, về bồi thường hỗ trợ tái định cư, xử lý vi phạm hành chính; thu tiền sử dụng đất, thuê đất... Nói chung cơ sở pháp lý đã khá hoàn chỉnh. Vấn đề là sự hướng dẫn, sự thực thi của các cơ quan chức năng.

Luật Đất ��ai đã thực sự là công cụ, cây gậy bảo hộ cho mỗi người dân.Và để luật khẩn trương đi vào cuộc sống, không chỉ từ các cơ quan chức năng, chính mỗi người dân mới là động lực mạnh với vai trò thực hiện, yêu cầu, giám sát của mình.

Kiên Long

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...