Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy

Thế giới luôn ẩn chứa những điều bí ẩn và kỳ lạ. Xoáy nước Brinicle, sét núi lửa… là những hiện tượng thiên nhiên vô cùng kỳ thú và hiếm gặp trên hành tinh của chúng ta.

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404293042_thien-nhien-200.jpg

1. Xoáy nước Brinicle

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-1.jpg

Đây là hiện tượng xảy ra ở dưới đại dương. Lớp băng bên dưới được hình thành khi hơi nóng được di chuyển từ vùng biển ấm sang vùng biển lạnh.

2. Sét núi lửa

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-2.jpg

Núi lửa tạo ra một lượng lớn điện tích âm và điện tích dương. Trong các trường hợp hiếm thấy, hiện tượng này có thể gây ra một cơn bão sét dữ dội.

3. Cầu vồng trắng

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-3.jpg

Những chiếc cầu vồng được hình thành trong sương mù, chứ không phải bởi những cơn mưa. Sự ngưng tụ gây ra hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng tạo ra cầu vồng với màu sắc rất yếu, như màu trắng, khác với màu sắc rực rỡ của cầu vồng tự nhiên.

4. Sét Catatumbo

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-4.jpg

Tại cửa sông Catatumbo ở Venezuela, một khối lượng lớn những đám mây bão xoáy tạo ra cảnh tượng kỳ thú được gọi là sét Catatumbo. Số lượng những cơn bão này có thể lên đến 160 đêm một năm, 10 giờ mỗi ngày và 280 lần một giờ.

5. Cầu vồng mặt trăng

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-5.jpg

Cầu vồng mặt trăng là hiện tượng cầu vồng được tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ bề mặt của mặt trăng, chứ không phải từ mặt trời. Do số lượng nh��� của ánh sáng phản chiếu từ bề mặt của mặt trăng, nên cầu vồng mặt trăng khá mờ nhạt.

6. Glory

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-6.jpg

Glory là một hiện tượng quang học, tương tự như cầu vồng và vầng hào quang. Nó xảy ra khi ánh sáng xuyên qua không khí bên trong các giọt nước mưa và phát ra ánh sáng về phía sau.

7. Bọt biển Cappuccino

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-7.jpg

Bọt biển được hình thành khi hàm lượng của tảo biển và chất thải xuất hiện trong nước cao. Các thành phần này làm giảm sức căng bề mặt, tạo ra bong bóng và bọt.

8. Sprites, Elves và Blue Jets

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-8.jpg

Hiện tượng bầu trời nhiều màu sắc là kết quả của sự phóng điện trong khí quyển.

9. Vòi rồng

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-9.jpg

Vòi rồng là những cơn lốc xoáy nước xảy ra trên bề mặt các vùng nước. Vòi rồng không hút nước, và nước từ vòi rồng chính là do sự ngưng tụ.

10. Lốc xoáy lửa

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-10.jpg

Hiện tượng lốc xoáy lửa xảy ra khi nhiệt độ cao và gió mạnh dữ dội kết hợp lại với nhau.

11. Morning Glory

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-11.jpg

Morning Glory là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp, thế nên chúng ta không biết rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nó thường xảy ra vào mùa thu ở thị trấn nhỏ Burketown ở Úc.

12. Đám mây hình thấu kính

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-12.jpg

Đám mây dạng thấu kính được hình thành khi không khí ẩm đi qua một ngọn núi và những đám mây lớn chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp. Do hình dạng kỳ lạ của mình mà những đám mây này thường bị nhầm lẫn với UFO.

13. Penitentes

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-13.jpg

Penitentes là những lớp tuyết và băng cao, cứng, mỏng, được hình thành ở độ cao lớn. Ở độ cao như vậy, những tia nắng mặt trời có thể biến băng thành hơi nước mà không cần phải làm nó tan chảy. Ở một vài khu vực, băng tan thành hơi nước nhanh hơn ở những khu vực khác, tạo thành áp thấp trong bề mặt bằng phẳng. Theo thời gian, chúng chuyển thành những lớp băng lởm chởm và cùng hướng với ánh nắng mặt trời.

14. Supercells

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-14.jpg

Supercells là cơn bão hiếm nhất và nguy hiểm nhất. Mặc dù chúng được hình thành giống như những cơn bão khác, nhưng chúng xoay liên tục theo chiều thẳng đứng, thế nên chúng có thể duy trì lâu hơn so với những cơn bão trung bình khác.

15. Hoa sương giá

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-15.jpg

Hoa sương giá được hình thành khi nhựa trong thân cây bị đóng băng rồi bị nứt ra khỏi thân cây. Sau đó nước chảy qua các vết nứt và lớp băng tiếp xúc với không khí hình thành nên những mô hình tinh tế.

16. Cầu vồng lửa

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-16.jpg

Cầu vồng lửa được hình thành bởi sự phản xạ ánh sáng từ các tinh thể băng trong những đám mây ở trên cao. Những vòng cầu vồng thường rất lớn, nên chúng xuất hiện song song với đường chân trời.

17. Mặt trời giả

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-17.jpg

Mặt trời giả là một hiện tượng khí quyển xảy ra khi các tinh thể băng xuyên qua ánh sáng tạo nên khúc xạ ánh sáng khi mặt trời ở một góc độ nhất định.

18. Mây bong bóng

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292511-thien-nhien-18.jpg

Đám mây bong bóng có hình dạng giống như những quả bong bóng được treo lơ lửng dưới những đám mây. Chúng được hình thành khi không khí và những đám mây ở những mức độ ẩm khác nhau. Những đám mây lớn hơn chìm xuống dưới những đám mây nhẹ hơn.

19. Bánh tuyết

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-19.jpg

Bánh tuyết được hình thành khi những khối tuyết bị cuốn lên trên mặt đất bởi gió. Các lớp tuyết bên trong thường rất yếu và có thể dễ dàng bay đi, để lại hình một chiếc bánh rán.

20. Dây lưng của thần Vệ nữ

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-20.jpg

Dây lưng của thần Vệ nữ là một kiến trúc phát sáng màu hồng được nhìn thấy trên bầu trời lúc mặt trời sắp mọc hay sắp lặn.

21. Mây Asperatus

Khám phá những hiện tượng thời tiết hiếm thấy - 1404292276-thien-nhien-21.jpg

Mây Asperatus mới được phân loại vào năm 2009, thế nên nguyên nhân để lý giải về sự hình thành của nó vẫn còn rất ít ỏi.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...