Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Thiết bị điều khiển bằng não giúp bệnh nhân đột quỵ cử động được chân tay

Hàng chục ngàn bệnh nhân đột qụy bị khuyết tật tràn trề hi vọng mới sau khi các nhà khoa học chứng minh có thể tái huấn luyện phần não không bị tổn thương để di chuyển lại chân tay đã liệt.

Mỗi năm tại Anh có khoảng 100.000 người bị đột quỵ và 2/3 trong số 60.000 người sống sót sẽ rời khỏi bệnh viện với tình trạng tàn tật.

Mặc dù nhiều người được phục hồi chức năng, nhưng thường thì tổn thương não quá rộng khiến cho điều này trở nên khó khăn.

Nhưng bây giờ, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra thiết bị tái huấn luyện phần não không bị tổn thương để tiếp tục nhận các nhiệm vụ của phần bị hư hại.

Thiết bị phát hiện các tín hiệu điện trong phần não không bị tổn thương (màu xanh lá cây), và đóng mở một nẹp bằng nhựa được lắp vào bàn tay bị tê liệt (màu xanh lá cây). Bằng cách làm như vậy, nó giúp tái huấn luyện các vùng não không bị thương để tiếp nhận các chức năng trước đó do vùng bị thương (màu đỏ) thực hiện - Ảnh: Sara MoserThiết bị phát hiện các tín hiệu điện trong phần não không bị tổn thương (màu xanh lá cây), và đóng mở một nẹp bằng nhựa được lắp vào bàn tay bị tê liệt (màu xanh lá cây). Bằng cách làm như vậy, nó giúp tái huấn luyện các vùng não không bị thương để tiếp nhận các chức năng trước đó do vùng bị thương (màu đỏ) thực hiện - Ảnh: Sara Moser.

Giáo sư Eric Leuthardt cho biết:"Chúng tôi đã chỉ ra được rằng một giao diện não-máy tính sử dụng bán cầu không bị tổn thương có thể đạt được sự phục hồi có ý nghĩa ở những bệnh nhân đột quỵ mạn tính".

Nói chung, bán cầu trái kiểm soát bên phải của cơ thể và ngược lại, nhưng khoảng một thập niên trước, Giáo sư Leuthardt và Tiến sĩ David Bundy đã phát hiện ra rằng một vùng não nhỏ ở cùng một bên của chi sẽ gửi tín hiệu "chuyển động" đầu tiên.

Họ giả thuyết rằng, nếu có thể khai thác và khuếch đại tín hiệu ban đầu này thì có thể sử dụng nó để kiểm soát chuyển động chi bị liệt.

Thiết bị mới bao gồm một mũ có chứa điện cực để lấy tín hiệu của não và gửi nó đến một nẹp di chuyển trên cánh tay. Thiết bị sẽ phát hiện ý nghĩ của người, mở hoặc đóng bàn tay bị tê liệt, và di chuyển nó cho phù hợp. Theo thời gian, não bắt đầu nối tín hiệu với các chuyển động tay và hình thành các kết nối mới để quá trình vận động xảy ra mà không cần nẹp nữa.

Bác sĩ Jarod Roland thử thiết bị làm cho bàn tay của mình mở và đóng theo đáp ứng các tín hiệu não - Ảnh: Washington University Medical SchoolBác sĩ Jarod Roland thử thiết bị làm cho bàn tay của mình mở và đóng theo đáp ứng các tín hiệu não - Ảnh: Washington University Medical School.

Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 10 bệnh nhân bị liệt 6 tháng sau đột quỵ. Họ đã được mời sử dụng thiết bị trong tối đa 2 giờ mỗi ngày trong 12 tuần. Vào giai đoạn cuối của nghiên cứu, khả năng nắm bắt các vật thể của họ tốt hơn và điểm số vận động của bệnh nhân tăng bình quân 6,2 điểm trên thang điểm 57.

Giáo sư Leuthardt vui mừng:"Tăng 6 điểm cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa trong chất lượng cuộc sống. Đối với một số người, điều này thể hiện sự khác biệt giữa việc không thể và có thể tự mình mặc quần áo".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke.

Source http://ictnews.vn/cong-nghe-360/khoa-hoc/thiet-bi-dieu-khien-bang-nao-giup-benh-nhan-dot-quy-cu-dong-duoc-chan-tay-154572.ict

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...