Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Thủ tướng nhận được chất vấn về cải cách thể chế gắn với cách mạng 4.0

Tổng thư ký Quốc hội vừa có báo cáo về ý kiến của các đoàn đại biểu đề xuất nội dung chất vấn tại kỳ họp đang diễn ra.

Theo đó, Thủ tướng nhận được 16 nhóm nội dung chất vấn, từ vấn đề cải cách thể chế gắn với cuộc cách mạng 4.0 cho đến cải tạo, hồi sinh sông Tô Lịch (Hà Nội).

Có 2 đoàn đề xuất chất vấn Thủ tướng về giải pháp xử lý các khoản nợ xấu, các dự án thua lỗ kéo dài, trong đó làm rõ việc xử lý 12 dự án thua lỗ lớn và giải pháp thu hồi tài sản bị thất thoát; một đoàn nêu vấn đề về hướng xử lý các dự án "nghìn tỷ" đắp chiếu và xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng đó...

Các đoàn cũng đề xuất chất vấn người đứng đầu Chính phủ về chủ trương di dời các trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội thành (Hà Nội, TP HCM); về điều tiết kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế; tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, nợ công tăng và ở mức cao, giải pháp khắc phục? 

Một số nội dung khác được nêu trong báo cáo là v ấn đề thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng; c ông tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương cải cách bộ máy hành chính nhà nước...

thu-tuong-nhan-duoc-chat-van-ve-cai-cach-the-che-gan-voi-cach-mang-40

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016. Ảnh:Giang Huy.

Trước đó, tại phiên làm việc thứ 10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ đề nghị Thủ tướng trả lời chất vấn cùng Phó thủ tướng tại kỳ họp giữa năm (theo thông lệ, Thủ tướng chỉ trả lời chất vấn tại kỳ họp cuối năm).

Dự kiến phiên chất vấn sẽ diễn ra trong 3 ngày 13, 14, 15/6 và được phát thanh, truyền hình trực tiếp đến cử tri cả nước.

Trong báo cáo ở phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo để xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án cụ thể. Đến nay, một số dự án bước đầu đã có chuyển biến như các nhà máy sản xuất phân bón và Nhà máy thép tại Lào Cai.

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án này là 43,6 nghìn tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 22,56%; vốn vay chiếm 74,6%; còn lại 2,84% là từ các nguồn khác. Tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm 31/12/2016 là 16,1 nghìn tỷ đồng, tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là gần 4 nghìn tỷ đồng.

Tổng tài sản của 12 dự án là 57,7 nghìn tỷ đồng; tổng nợ phải trả là 55 nghìn tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân của 3 dự án dở dang, đang bị dừng thi công là 8,6 nghìn tỷ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là 13 nghìn tỷ đồng.

Võ Hải

Source http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-nhan-duoc-chat-van-ve-cai-cach-the-che-gan-voi-cach-mang-4-0-3593871.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...