- Theo ước tính, mỗi năm em bé dưới 5 tuổi có thể mắc phải từ 3 - 8 lần nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong khoảng 1/3 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi.
Bệnh viêm phổi: Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh viêm phổi: các biến chứng và cách phòng tránh
Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng: Những trẻ này cần phải điều trị tại bệnh viện do bệnh có thể diễn biến nặng lên rất nhanh, khó tiên lượng và cần phải theo dõi chặt chẽ. Tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn Gram âm, tụ cầu, liên cầu nhóm B, phế cầu, H. influenzae,... Cần dùng kháng sinh Benzyl penicillin hoặc Ampicillin kết hợp với Gentamicin. Một đợt dùng từ 5-10 ngày. Đối với các trường hợp viêm phổi rất nặng thì dùng Cefotaxime.
Điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là các loại vi khuẩn như phế cầu, H. influenzae và M. catarrhalis còn các vi khuẩn khác như tụ cầu hoặc vi khuẩn Gram thì ít gặp hơn.
Viêm phổi rất nặng, trẻ có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì... cần điều trị tại bệnh viện. Kháng sinh nên dùng là: Benzyl penicillin hoặc Ampicillin phối hợp với Gentamicin. Nếu bệnh không thuyên giảm dùng Cefuroxime. Trường hợp nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu thì dùng Oxacillin kết hợp với Gentamicin, hoặc nếu không có Oxacillin thì dùng Cephalothin và Gentamicin. Nếu gặp tụ cầu kháng Methicillin cao thì có thể chuyển sang dùng Vancomycin.
Viêm phổi nặng, trẻ có khó thở, co rút lồng ngực cần điều trị tại bệnh viện. Kháng sinh nên dùng là Benzyl penicillin hoặc Ampicillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng nói trên.
Viêm phổi không nặng, chỉ có ho và thở nhanh. Điều trị tại nhà bằng Amoxycillin và theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng nói trên.
Điều trị viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi: Nguyên nhân thường do phế cầu hoặc H. influenzae,... Thuốc có thể dùng là Benzyl penicillin hoặc Cephalothin,Cefuroxime,Ceftriaxone, có thể thay bằng Amoxy/Clavulanic (Augmentin) hoặc Ampicillin/Sulbactam.
Điều trị viêm phổi không điển hình: Nguyên nhân thường do Mycoplasma, Chlamydia, Legionella hoặc Ricketsia gây bệnh. Thuốc nên dùng là: Erythromycine trong 10 ngày,Azithromycine dùng trong 7-10 ngày.
Biện pháp phòng bệnh
Muốn phòng bệnh viêm phổi cho trẻ em cần thực hiện các biện pháp như cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh cho trẻ hít phải khói, bụi. Giữ vệ sinh răng miệng bằng việc chải răng cho trẻ ngày 2 lần, sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Khám và điều trị sớm, tích cực các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt cho trẻ dưới 5 tuổi. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Mùa đông cần mặc quần áo đủ ấm cho trẻ, chú ý giữ ấm vùng ngực, cổ, đầu mặt cho trẻ, nhất là khi phải đưa trẻ đi ra ngoài.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Bên cạnh việc cho bé bị viêm phổi uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, cha mẹ cũng cần biết những cách chăm sóc trẻ.
Người bệnh viêm phổi nên kiêng gì?
Khi mắc viêm phổi, bệnh nhân cần kiêng kỵ những thực phẩm sau để bệnh không nặng thêm.
Điều trị bệnh viêm phổi
Những dấu hiệu bệnh viêm phổi mà bạn đang gặp phải hoàn toàn có thể biến mất nhanh chóng nếu như được điều trị đúng cách và kịp thời.
Thành Luân (tổng hợp)
Source http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/phuong-phap-dieu-tri-benh-viem-phoi-o-tre-396099.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét