Sau công văn số 31 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhiều người cho rằng điều này rất khó vì đó là những tập tục lâu đời, tâm linh. Nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng có thể hạn chế nhưng về lâu dài phải bàn bạc thêm, phải có kế hoạch, có phương pháp giúp người dân hiểu rõ hơn... - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Với quan niệm thông qua việc đốt vàng mã thì những người đã khuất sẽ nhận được và sử dụng ở "thế giới bên kia", qua thời gian việc làm này trở thành tập tục phổ biến, thậm chí ngày càng biến tướng.
Sau tết, người dân tấp nập đi lễ đền, phủ Tây Hồ (Hà Nội), Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Trần (Nam Định), ông Hoàng Mười (Nghệ An), Bà Chúa Xứ (An Giang)... để giải hạn, cầu an và may mắn trong cuộc sống.
Ngoài thắp hương làm lễ, người dân còn mua vàng mã đủ loại, đủ hình thức, từ hình nhân thế mạng đến nhà lầu, xe hơi, các vật dụng gia đình, "ông ngựa", "ông voi"... Lễ xong, phần vàng mã sẽ được mang đi hóa (đốt)... Không ít người tiêu tốn từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng mua sắm vàng mã để đốt.
Người dân cúng lễ, dâng hương tại phủ Tây Hồ, Hà Nội xung quanh, trải khắp trên dưới ban thờ là lễ vật, trong đó mâm lễ nào cũng phải có vài tập vàng mã các loại - Ảnh: NAM TRẦN
Các gói tiền vàng và hương được sắp sẵn từng món tại các cửa hàng xung quanh nơi thờ cúng để phục vụ người dân nhanh chóng hơn - Ảnh: NAM TRẦN
Hầu hết ai tới các nơi như chùa, đình, phủ những ngày này cũng mua ít hoặc nhiều một vài nắm hương, tiền vàng để vào lễ Phật, lễ Thánh, lễ Ngài... - Ảnh: NAM TRẦN
Người ít thì vài cây hương, sớ chữ nho ghi tên tuổi, địa chỉ mình, người thân dâng lên đấng thần linh để cầu mong gặp những điều tốt đẹp trong cuộc sống - Ảnh: NAM TRẦN
Người nhiều hơn thì cả mâm, cả thùng tiền vàng, kim ngân với quan niệm "dâng nhiều sẽ nhận được nhiều" - Ảnh: NAM TRẦN
Có cầu thì có cung, nhiều làng nghề làm giấy tiền vàng mã ra đời ở khắp cả nước - Ảnh: CÔNG ĐẠT
Với quan niệm càng đốt nhiều vàng mã, lễ vật thì người âm sẽ nhận được, sẽ đủ đầy, sẽ phù hộ độ trì cho gia đình mình làm ăn tấn tài tất lộc, gặp may mắn nên nhiều gia đình không ngần ngại bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sắm lễ. Trong ảnh: Một người đàn ông bê một mâm vàng mã lớn thoát ra khỏi đám đông để mang đi đốt tại phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đêm 22-2 - Ảnh: NAM TRẦN
Cũng vừa bước từ cửa hàng đồ cúng tại phủ Tây Hồ, Hà Nội với tiền vàng, kim ngân, giấy sớ, người đàn ông này cho biết năm nào cũng tới đây cúng lễ để gia đình gặp nhiều điều tốt lành. - Ảnh: NAM TRẦN
Do hầu hết diện tích bên trong thờ cúng tại các đình, chùa khá hẹp, người tới lễ lại đông nên nhiều nơi như phủ Tây Hồ, Hà Nội đã phải đặt một chiếc bàn 2 tầng ra ngoài cửa vào để người dân đặt đồ lên trước khi vào cúng lễ - Ảnh: NAM TRẦN
Ngoài các mẫu tiền vàng đơn thuần hiện còn xuất hiện rất nhiều mẫu đa dạng để "phục vụ" người âm như vàng miếng, đô la, tiền với mệnh giá lớn - Ảnh: NAM TRẦN
Thậm chí là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa phủ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tờ tiền vàng mã mạnh giá 50 ngàn đồng được hóa trong suy nghĩ gửi lên cho ông bà, tổ tiên tiêu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Người sống gửi xe SH cho ông bà, tổ tiên. Ông bà có nhận được thì không ai có câu trả lời, nhưng giá mỗi chiếc xe giấy này là vài trăm ngàn đồng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Một bộ vàng mã được đưa vào hóa với hình dạng vàng, tiền âm phủ, mũ áo bánh có giá vài trăm ngàn - Ảnh: DOÃN HÒA
Nhiều năm gần đây, để tránh tính trạng đốt vàng mã tràn lan, ô nhiễm nơi cửa chùa, nhiều nơi đã xây dựng hay đặt các lò lớn để người dân đốt - Ảnh: DOÃN HÒA
Một số nơi thậm chí còn phải thuê người để phụ vụ việc đốt vàng mã vì nhiều thời điểm xảy ra tình trạng quá tải vàng mã được đốt - Ảnh: NAM TRẦN
Đủ hình hài của vàng mã được chất lên xe đưa về các thành phố lớn, chùa lớn - Ảnh: CÔNG ĐẠT
Xe máy giấy được sản xuất ở làng Đông Hồ (Bắc Ninh) - Ảnh: CÔNG ĐẠT
Đốt vàng mã là tập tục chỉ có ở một vài nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc - Ảnh: CÔNG ĐẠT
Ngựa giấy bán tại đền ông Hoàng Mười (Nghệ An) bán với giá 300 đến 500 ngàn đồng - Ảnh: DOÃN HÒA
Những chú ngựa giấy được làm cầu kỳ chuẩn bị đưa ra thị trường ở Thường Tín, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Hai Bà Chúa làm bằng giấy được làm khẩn trương trong mùa lễ hội đầu năm ở thôn Duyên Trường, Thường Tín, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Một con ngựa giấy to hơn cả chiếc ô tô chuẩn bị được rước về thành phố đốt - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Voi, ngựa giấy to như thật được sản xuất ở thôn Duyên Trường, Thường Tín, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Source https://tuoitre.vn/dot-tien-trieu-vao-vang-ma-20180223171324256.htm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét