Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

4 dấu hiệu của một nhóm có vấn đề về giao tiếp

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 4 dấu hiệu đáng chú ý nhằm giúp các nhóm nhận biết để cải thiện khả năng giao tiếp và tăng năng suất làm việc.

Một nhóm có nhiều "ngôi sao" rời rạc có thể thua kém năng suất với một tập thể "trung bình" nhưng gắn kết mạnh mẽ. Một phần của sự lệch pha này chính là khả năng giao tiếp giữa mọi người.

Theo chia sẻ từ Trưởng phòng Nhân sự của CareerLink.vn,  một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực hỗ trợ tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, thì: "Giao tiếp giữa các thành viên chính là chìa khóa dẫn đến sự khác biệt về năng suất. Khi các thành viên dễ dàng thông hiểu với nhau thì kết quả công việc sẽ được nâng cao và tránh được rối ren nội bộ không đáng có."

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 4 dấu hiệu đáng chú ý nhằm giúp các nhóm nhận biết để cải thiện khả năng giao tiếp và tăng năng suất làm việc.

Công việc bị "nhân đôi"

Một người làm việc bằng hai người là đều đáng hoan nghênh, nhưng hai người lại làm cùng một việc giống nhau thì là chuyện rất đáng lo. Rất nhiều trường hợp do thiếu sự giao tiếp hiệu quả, dẫn đến việc không ai biết người khác đảm nhận công việc gì, vì vậy kết quả là "giẫm chân lên nhau". Ví dụ, cấp trên cần một bản báo cáo nhưng không chỉ định rõ ai sẽ là người thực hiện. Với tinh thần trách nhiệm, bạn "âm thầm" đảm nhận công việc đó mà không biết rằng một đồng nghiệp khác cũng đang làm điều giống bạn. Có thể sếp sẽ sử dụng một trong hai bản báo cáo đó hoặc một báo cáo thứ ba khác được tổng hợp lại. Nhưng dù tình huống nào xảy ra đi nữa thì việc lãng phí công sức và thời gian là điều được nhận thấy rất rõ.

Hoặc công việc không được thực hiện

Trái ngược với công việc bị nhân đôi, cũng có trường hợp công việc bị "bỏ trống" vì thói quen giao tiếp không rõ ràng trong cùng nhóm. Cũng với trường hợp giao việc nhưng không nêu cụ thể người đảm nhận như trên, thành ra việc người này nghĩ người kia sẽ làm dẫn đến việc công việc đã không được thực hiện, thời hạn và tiến độ bị đình trệ.

Kết quả không phải là điều mong đợi

Chất lượng cuối không như mong đợi phản ánh sự gắn kết giữa các cá nhân, và đây là dấu hiệu cực kì đáng lưu tâm. Bạn đã bao giờ nhờ đồng nghiệp hỗ trợ một việc gì đó nhưng kết quả nhận được lại không liên quan đến những gì bạn muốn có? Điều này cho thấy các bạn đã có cuộc nói chuyện kém hiệu quả. Có thể bạn không giải thích rõ điều bạn muốn hoặc người đồng nghiệp kia không hỏi kỹ để xác định điều họ cần làm. Dù sao đi nữa thì việc bắt đầu thay đổi trong giao tiếp là điều cần làm để công việc đạt năng suất cao hơn.

Không có cùng một ưu tiên

Dấu hiệu này tương tự như kết quả cuối không như ý muốn nhưng điểm khác là mọi người đều nỗ lực, tuy nhiên các mục tiêu lại chệch "đường đi" với kế hoạch đề ra. Điều này khiến kết quả đi một hướng hoàn toàn khác với dự định, hoặc thậm chí là dậm chân tại chỗ. Sẽ ra sao nếu sếp đang cần bản thiết kế cho khách hàng A nhưng khi hỏi nhân viên phụ trách thì nhận được ánh mắt ngơ ngác "Em tập trung thiết kế cho khách hàng B suốt cả tuần nay. Em nghĩ anh đang cần nó." Nếu gặp phải tình huống này, bạn sẽ nhận ra rằng giao tiếp tốt là tất cả mọi người trong nhóm đều có một thứ tự ưu tiên như nhau.

Source http://ictnews.vn/cntt/hoi-nhap/4-dau-hieu-cua-mot-nhom-co-van-de-ve-giao-tiep-165802.ict

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...