Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Startup huy động vốn 3 triệu USD muốn đối đầu Grab, Alipay tại VN - Công nghệ - Zing.vn

Ông Trần Hải Quang cho biết nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chân, sân chơi thanh toán điện tử sẽ thuộc về Alipay hoặc Grab.

"Với chúng tôi, từ lâu Clingme không còn là startup. Chúng tôi đặt cho mình nhiệm vụ là doanh nghiệp đi đầu trong cuộc cách mạng bán lẻ 4.0", CEO Trần Hải Quang rào trước với chúng tôi trong buổi gặp gỡ với báo chí cách đây ít ngày.

Tôi hơi bất ngờ vì ông Quang từ chối cách gọi này. Startup từ lâu là cụm được được gắn liền với các doanh nghiệp mới nổi. Nó mang đến thứ gì đó thân thuộc và sự tươi mới cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có lẽ Trần Hải Quang muốn một thứ gì đó hơn thế.

Startup huy dong von 3 trieu USD muon doi dau Grab, Alipay tai VN hinh anh 1
CEO Trần Hải Quang của Clingme.

Trần Hải Quang được biết đến là một cựu sinh viên Đại học Ngoại thương, hoàn thành tấm bằng MBA tại Mỹ năm 28 tuổi, lựa chọn trở về Việt Nam lập nghiệp từ con số không.

Clingme, ứng dụng trợ giúp mua sắm do ông Quang sáng lập là một trong ít đơn vị huy động được số vốn trên 3 triệu USD tại Việt Nam. Ra đời từ tháng 7/2013, Clingme hoạt động theo mô hình O2O (Online to Offline) giống như Dianping (Trung Quốc, định giá 60 tỷ USD), Ele.me (Trung Quốc, định giá 9,5 tỷ USD) hay Yelp (Mỹ, đinh giá 3,5 tỷ USD).

Hiện tại, ứng dụng này sở hữu khoảng 500.000 người dùng, kết nối với hơn 3.000 cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ.

"Đi mua sắm được hoàn lại tiền, người Việt mình sẽ nói ông này chỉ có lừa đảo. Nhưng đó đúng là những gì chúng tôi đang làm". Ứng dụng này cho phép người dùng sau khi mua sắm tại các hệ thống cửa hàng có kết nối với Clingme được hoàn lại một phần tiền (cashback), được tính bằng % trị giá sản phẩm.

Qua trải nghiệm nhanh ứng dụng này, số tiền được hoàn lại phần lớn nằm trong khoảng 10-15% giá trị hóa đơn, cá biệt có trường hợp lên đến 30%. Tuy nhiên, số này không nhiều.

Startup huy dong von 3 trieu USD muon doi dau Grab, Alipay tai VN hinh anh 2
Hết năm nay, Clingme muốn có thêm 1 triệu người dùng.

Việc người dùng cần làm là thanh toán, chụp lại hóa đơn mua hàng sau đó gửi lên Clingme. Hệ thống sẽ tự động hoàn tiền vào tài khoản cash out của người dùng. Số tiền này bạn có thể dùng để nạp điện thoại, hoặc trực tiếp rút ra bằng cách đến trụ sở của công ty.

Người dùng cũng có thể liên kết tài khoản ngân hàng với Clingme để thực hiện việc mua sắm một cách dễ dàng hơn.

Trả lời thắc mắc về việc Clingme lấy tiền ở đâu để hoàn lại cho người dùng trong khi các cửa hàng vẫn bán đúng giá, ông Nguyễn Hải Quang cho biết, đây sẽ là số % do phía các cửa hàng trích ra, một phần trả lại cho khách, một phần khác được Clingme giữ lại.

Nhiệm vụ của Clingme sẽ là giới thiệu khách cho cửa hàng, nghiên cứu hành vi khách hàng giúp họ để việc bán hàng được tốt hơn, từ đó giúp cửa hàng tiết kiệm một phần chi phí quảng cáo.

Clingme hiện tập trung vào các ngành hàng như ẩm thực, thời trang, giải trí (karaoke, rạp chiếu phim), sức khỏe làm đẹp, thực phẩm và ngành hàng cho trẻ em.

Một điểm ưu việt khác của ứng dụng này là khả năng cá nhân hóa. Nó có thể tự động gợi ý các địa điểm có thể bạn yêu thích dựa vào sở thích của chính bạn. Do đó, có thể 2 người cài ứng dụng đứng cạnh nhau sẽ nhận được những gợi ý mua sắm khác nhau.

Theo nhóm thiết kế sản phẩm, Clingme được thiết kế để tối giản hóa mọi thao tác giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, thanh toán và nhận hoàn tiền. Tuy nhiên, khi trải nghiệm thực tế, tôi vẫn gặp khá nhiều bỡ ngỡ với ứng dụng này.

Startup huy dong von 3 trieu USD muon doi dau Grab, Alipay tai VN hinh anh 3
Giao diện của ứng dụng Clingme.

Clingme có tương đối nhiều các danh mục, cách thức thanh toán bằng tài khoản cashout cũng phải qua nhiều bước. Đó là chưa kể lượng cửa hàng hợp tác với ứng dụng này chưa thực sự phong phú. Đây sẽ là những điểm Clingme phải cố gắng rất nhiều trong thời gian tới nếu muốn phát triển mạnh.

Việc xác định đâu là cửa hàng chất lượng để hợp tác cũng sẽ là một khó khăn. Chỉ cần khách hàng đến một địa điểm nào đó mà không được hoàn tiền, hoặc hoàn tiền không giống quảng cáo, họ sẽ gặp vấn đề.

Ông Quang đánh giá, thị trường tiêu dùng thông qua smartphone tại Việt Nam rất tiềm năng, giống với thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, khó khăn vẫn chồng chất phía trước. "Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chân, chỉ 2-3 năm nữa, AliPay (dịch vụ thanh toán điện tử của Alibaba) hoặcGrabsẽ chiếm hết thị trường. Chúng tôi muốn giành chiến thắng trong cuộc chơi này".

Ông Quang cũng xác định, đây không phải cuộc chơi tính bằng triệu USD mà phải hàng chục triệu USD. "Mong muốn của chúng tôi là kinh doanh tử tế, hợp tác với các doanh nghiệp tử tế để mang đến một sản phẩm thực sự chất lượng, có lợi cho cả 3 bên gồm chúng tôi, người tiêu dùng và doanh nghiệp bán hàng", ông này nhấn mạnh.

Trên thực tế, "mong muốn" của ông Quang và Clingme cũng chính là điều mà nhiều dịch vụ khác hướng đến. Chưa cần kể đến hai ông lớn Grab hay Alipay, bản thân thị trường thanh toán và bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam còn rất nhiều cái tên sẵn sàng mở rộng mô hình để cạnh tranh, trong đó có Shopee, Foody, Momo, ZaloPay... và những dịch vụ đang phôi thai của các ngân hàng lớn tại Việt Nam. 

Bitcoin, smartphone sẽ dần đẩy tiền mặt vào chỗ chết?

Thương mại điện tử và các hình thức thanh toán qua điện thoại đang phát triển chóng mặt, ảnh hưởng sâu sắc đến hình thức thanh toán sử dụng tiền mặt.

  • Grab

    Grab

    Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại tại Malaysia, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Grab hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ tương tự Uber. Mặc dù ban đầu hoạt động với xe ôtô giống Uber tại Malaysia và Singapore, để phù hợp với tình trạng kẹt xe ở nhiều thành phố, Grab đã triển khai thêm dịch vụ GrabBike với phương tiện là xe gắn máy tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

    Bạn có biết:TP. Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên Grab triển khai thử nghiệm dịch vụ GrabBike vào tháng 11/2014

    • Thành lập:2012
    • Người sáng lập:Anthony Tan, Tan Hooi Ling
    • Trụ sở chính:Singapore

Source https://news.zing.vn/startup-huy-dong-von-3-trieu-usd-muon-doi-dau-grab-alipay-tai-vn-post839923.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...