Được đăng vào ngày 19 tháng 6 bởi Mark Wilcox, hashtag này thực sự thể hiện một code mã hóa được gọi là mã băm (hash) được tạo ra mỗi lần giao dịch mới được xác thực và được ghi vào khối bitcoin. Có vài số như này được viết ra mỗi ngày, do đó, ngay từ cái nhìn đầu tiên, nghe có vẻ kỳ lạ nếu bạn cho rằng một trong những chuỗi số này được tạo ra vào thứ ba lúc 19:32:37 (UTC) sẽ có tầm quan trọng đột phá nào đó.
Nhưng bạn đã sai.
Một số thông tin cho rằng: Có một lý thuyết trong vật lý cố gắng giải thích các tương tác và động lực của tất cả các lực trong vũ trụ với một cấu trúc toán học đơn giản được gọi là E8. Được trình bày trong một bài báo có tựa đề "Lý thuyết đơn giản về mọi thứ đơn giản" của Garrett Lisi năm 2007, nó vẫn chưa được chứng minh.
Kết hợp tình trạng chưa được lý giải của lý thuyết E8 với bí ẩn chưa được giải quyết về danh tính chính xác của người phát minh Bitcoin – với giới hạn cung cấp 21 triệu coin – thành hiện thực và bạn nhận được giả thuyết rằng "21e800" không chỉ là một chuỗi ngẫu nhiên các số và giá trị. Trong thực tế, lý thuyết này dường như đã gợi ý điều gì đó, nó là một "chuỗi băm ảo" được tạo ra bởi người tạo ra bitcoin, Satoshi Nakamoto. Như vậy thì bạn đã bắt đầu cảm thấy nổi da gà chưa?
Nếu băm này thực sự là "băm vanity", hay nói cách khác, được tạo ra một cách cố tình như một loại dấu hiệu, sức mạnh tính toán để tạo ra nó không chỉ lớn hơn khả năng của máy tính trung bình, mà thời gian cần thiết tạo ra nó có phần hơi bất ngờ, theo như tính toán trong một biểu đồ được đăng bởi nhà phát triển Andrew DeSantis.
Vì vậy, xét tất cả những lý do này và một vài lý do khác, một số người trên Twitter đang nói đến sự khó hiểu về sự tồn tại của băm này, nếu thực sự nó được tạo ra và được đánh dấu một cách có chủ ý bởi một người không xác định.
Sự bất khả thi của vấn đề trên đã khiến những người khác khẳng định rằng có lẽ danh tính thực sự của người sáng tạo Bitcoin là thứ gì đó không đến từ thế giới này.
Chờ chút!
Nhưng trước khi chúng ta đi đến bất kỳ kết luận nào, điều quan trọng cần lưu ý là có lẽ chuỗi ký tự này chỉ là ngẫu nhiên và đơn giản là đầu ra của hàm băm thông thường – không được thiết kế bởi một bậc thầy ẩn danh.
Theo như giáo sư đại học Cornell và nhà nghiên cứu blockchain Emin Gün Sirer giải thích, chuỗi ký tự "21e8" không "ảo diệu" đến thế và thực sự xảy ra khoảng mỗi năm một lần.
Đến thời điểm này, nhiều người khác cũng đã hoàn toàn phản đối ý tưởng của một "băm vanity".
Thay vào đó, họ thấy nhiều khả năng là "21e8" không có gì đặc biệt và thậm chí có thể là một trò lừa bịp hoàn toàn.
Điều gì khiến thông tin trên vẫn tiếp tục lan truyền?
Điều rõ ràng từ cuộc trò chuyện phím trên mạng xã hội trong ngày là bí ẩn đằng sau giá trị băm này gắn liền với một điều huyền bí – và niềm đam mê – về Satoshi Nakamoto và câu chuyện sáng tạo ra Bitcoin.
Thật vậy, một bài đăng trên diễn đàn thảo luận Bitcoin chỉ ra cách mà một điều bí ẩn lan truyền rộng rãi ngày nay thực sự là một bí ẩn đã cũ xưa.
Bắt đầu trở lại vào năm 2013, một bài viết được mệnh danh là "Một sự nhầm lẫn ẩn trong Genesis Block" trên bitcointalk.org đã nghi vấn việc tạo ra các giao dịch đầu tiên được xác minh sử dụng bitcoin.
Như bạn có thể đã nghe, khai thác, hoạt động xác minh hoặc "mở khóa" các khối trên blockchain để viết trong các giao dịch mới đang dần dần trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, trở lại trong những ngày đầu tiên của bitcoin, sức mạnh tính toán cần thiết để xử lý một khối tương đối thấp hơn – và đồng thời, các bộ vi xử lý máy tính được sử dụng không mạnh bằng các ASIC tốn điện ngày nay.
Chẳng hạn, từ việc mở khóa Block 0, khối gốc, đến Block 1, thời gian xấp xỉ để phát là 6 ngày.
Nhưng theo tính toán phải làm với kích thước của nonces – về cơ bản là các giá trị dữ liệu bổ sung được bổ sung bởi các thợ khai thác vào hàm băm để có được giá trị băm phù hợp cho việc xác nhận khối tiếp theo – thời gian gần đúng để mở khóa Block 0 chỉ 4.2 phút.
Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra?
Bí ẩn đó vẫn tồn tại. Có lẽ, theo như @nondualrandy chia sẻ, đây là một loạt các "quả trứng Phục sinh" được ấp một cách chiến lược để giữ cho sự kỳ diệu đằng sau Bitcoin còn tồn tại.
Source http://ictnews.vn/internet/blockchain/nghi-van-satoshi-nakamoto-tro-lai-vi-ham-bam-21e800-168873.ict
0 nhận xét:
Đăng nhận xét