nội địa du lịch doanh nghiệp nâng cao chất lượng thị trường chất lượng sản phẩm khách du lịch xây dựng chất lượng khai thác thương hiệu quốc tế chất lượng cao phát triển văn hoá sản phẩm gia
Theo Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013- 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp; các sản phẩm du lịch có chất lượng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Theo Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013- 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp; các sản phẩm du lịch có chất lượng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
CôngThương - Mục tiêu cụ thể mà chương trình đề ra là đến năm 2015 ngành du lịch sẽ thu hút 7- 7,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 36-37 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD. Đến năm 2020, số khách quốc tế tăng lên 10 - 10,5 triệu lượt, phục vụ 47- 48 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ khách du lịch tăng lên 18-19 tỷ USD.
Mục tiêu đặt ra là trung bình mỗi năm xây dựng được ít nhất 5- 6 sản phẩm du lịch tiêu biểu phù hợp với từng thị trường, nhóm thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và 3-4 sản phẩm du lịch chất lượng cao cho thị trường khách du lịch nội địa. Trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái... theo định hướng phát triển bền vững, đặc biệt quan tâm tới phát triển du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc ít người.
Chương trình cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho 30% sản phẩm du lịch của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc; đến năm 2020 nâng cấp được khoảng 70% sản phẩm du lịch của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc.
Các sản phẩm du lịch cũng sẽ được hỗ trợ phát triển. 30% tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế sẽ được hỗ trợ phát triển trong việc khai thác, phát triển sản phẩm du lịch thông qua hình thức các nhóm doanh nghiệp cùng liên kết xây dựng khai thác một loại hình sản phẩm; liên kết khai thác một thị trường khách quốc tế trọng điểm của du lịch Việt Nam hoặc cùng triển khai chương trình kích cầu du lịch trên cơ sở kết hợp với các hãng hàng không, các cơ sở cung ứng dịch vụ, trung tâm mua sắm...
Đến năm 2020, hỗ trợ 100% khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, địa bàn du lịch trọng điểm triển khai được các chương trình nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Hỗ trợ xây dựng được 30 thương hiệu cho loại hình du lịch tiêu biểu gắn với các địa phương, doanh nghiệp.
khai thác chất lượng gia xây dựng chất lượng cao du lịch văn hoá doanh nghiệp khách du lịch nâng cao chất lượng nội địa chất lượng sản phẩm quốc tế phát triển thị trường sản phẩm thương hiệu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét