kinh doanh chứng khoán ngân hàng trích lập dự phòng tín dụng dự phòng chi phí hoạt động lợi nhuận sacombank
(HQ Online)- Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank vừa được công bố, trong quý 4-2012 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng âm hơn 855 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức đạt lợi nhuận 439 tỷ đồng trong quý 4-2011.
Tăng trưởng tín dụng của Sacombank trong năm 2012 đạt 19,8%. Nguồn: Internet
Lũy kế cả năm, Sacombank lãi chỉ 699 tỷ đồng, giảm tới 65% so với năm 2011.
Theo đó, thu nhập lãi thuần trong quý 4-2012 của Sacombank tăng 198 tỷ đồng so với quý 4-2011, do dự nợ cho vay cao hơn cùng kỳ năm trước 19.000 tỷ đồng. Trong khi đó số dư huy động quý này tăng 12.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 177 tỷ đồng so với quý 4-2011, chủ yếu từ khâu kinh doanh vàng do ảnh hưởng biến động của giá vàng trên thị trường.
Bên cạnh đó, thu thuần từ hoạt động dịch vụ của Sacombank trong quý 4-2012 cũng giảm 105 tỷ đồng, chủ yếu là giảm từ dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Khoản thu khác cũng giảm 151 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011 do ngân hàng không tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản và thoái thu khoản dự thu hoạt động khác chưa thu được. Ngoài ra, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chứng khoán quý 4-2012 của Sacombank lỗ nhiều hơn so với quý 4-2011 tới 126,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là dự phòng chứng khoán.
Thêm vào đó, theo bản giải trình của Sacombank, nguyên nhân của khoản lỗ nói trên chủ yếu là do ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng chứng khoán và dự phòng phải thu khó đòi.
Cụ thể, dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng các khoản phải thu trong quý 4-2012 tăng lần lượt 432 tỷ đồng và 426 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011. Chi phí hoạt động trong quý 4-2012 cũng tăng thêm 164 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2012, tăng trưởng tín dụng của Sacombank đạt 19,8% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, chất lượng nợ của ngân hàng lại giảm đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 0,56% vào cuối năm 2011 lên mức 2,07% vào cuối năm 2012. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 884,9 tỷ đồng, tương đương 0,94% tổng dư nợ.
Nguyễn Hiền
trích lập dự phòng tín dụng ngân hàng sacombank lợi nhuận dự phòng chứng khoán chi phí hoạt động kinh doanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét