bão chủ tịch nước việt nam gia quyết định
QĐND- Hằng năm, sau ngày khai hội có từ 2 đến 2,5 triệu lượt du khách hành hương về non thiêng Yên Tử. Khai Hội xuân Yên Tử 2013, các cơ quan chức năng đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Yên Tử là di tích lịch sử và danh thắng quốc gia đặc biệt; phê duyệt dự án tôn tạo di tích Yên Tử, với tổng vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng.
Cố hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã từng nói: "Phật hoàng Trần Nhân Tông là Phật tổ Việt Nam, niềm tự hào của người Việt Nam...". Cố hòa thượng cũng cho biết: Vua Trần Nhân Tông đi tu, không phải thoát tục, mà nhập thế "sống hòa vào đời một cách thoải mái, để giác ngộ tâm phật". Giáo lý của Thiền phái Trúc Lâm, do vua Trần Nhân Tông là Tổ thứ nhất, đã lấy: "Từ bi làm thầy, lấy quảng đại làm dụng, đồng nhất với trời đất, hợp mình với nhật nguyệt, có cái thanh rất chính, có cái dụng rất dài...". Ông vẫn thường xuyên khuyên bảo vua Trần Anh Tông: "Xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm, lấy dân làm gốc". Nên, triều đại nhà Trần thời kỳ đó phát triển thịnh vượng, đúng như hai câu thơ vua Trần Nhân Tông đã viết:
"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng".
Nhận thức sâu sắc giá trị lịch sử của danh thắng Yên Tử, bằng phương pháp xã hội hóa, những năm qua, thành phố Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư gần 800 tỷ đồng để tôn tạo danh thắng Yên Tử, xây dựng hệ thống cáp treo từ suối Giải Oan lên đến An Kỳ Sinh, đúc chùa Đồng bằng 60 tấn đồng, và hiện nay Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Hà Nội tiếp tục hoàn thiện việc đúc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại An Kỳ Sinh.
Danh thắng quốc gia Yên Tử. |
Ngày 18-2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định mở rộng và phát triển khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử thành Trung tâm Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, là một trung tâm du lịch văn hóa tâm linh cấp quốc gia; là điểm du lịch quan trọng trên tuyến Hà Nội - Hạ Long. Nhằm bảo vệ, gìn giữ, phát hiện làm sáng tỏ, phong phú thêm các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích; tôn vinh giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, trong đó có sự đóng góp của Thiền phái Trúc Lâm. Theo quyết định, dự án sẽ được đầu tư theo ba giai đoạn: Từ 2013 - 2015; 2015 - 2020 và 2020 - 2025 với tổng mức đầu tư khoảng 1.800 tỷ đồng, bằng sự phối hợp giữa nguồn vốn ngân sách Nhà nước và xã hội hóa.
Việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo danh thắng Yên Tử là việc làm cần thiết và cấp bách. Bởi, trong danh thắng Yên Tử, ngoài hệ thống chùa, am, tháp còn có những sinh vật cảnh vô cùng quý hiếm, như: Đường tùng, rừng trúc và những cây đại trên 700 năm tuổi. Được biết, rừng quốc gia Yên Tử có 274 cây xích tùng cổ thụ, nay chỉ còn 269 cây. Nhiều cây nữa có nguy cơ bị mưa bão, sâu bệnh, mối mọt xóa sổ. Điều đáng lo nhất là: Xích tùng không thấy có cây con kế tiếp ở Yên Tử. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trong dịp về thăm Yên Tử đã nói: "Đường tùng là những hiện vật vô giá ở Yên Tử, vì, muốn trùng tu một ngôi chùa, ta chỉ cần 1 - 2 năm. Muốn có đường tùng Yên Tử, ta phải có 700 năm...". Làm cách nào để giữ gìn những cây tùng cổ thụ cho các thế hệ mai sau là một câu hỏi lớn cần được giải đáp một cách khoa học và cấp bách...
Hy vọng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí cùng các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương có những giải pháp hiệu quả bảo tồn và tôn tạo để danh thắng Yên Tử mãi mãi xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt, đáp ứng tâm nguyện của hàng chục triệu du khách trong và ngoài nước.
Bài và ảnh: VIỆT HÙNG
bão gia quyết định chủ tịch nước việt nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét