Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Iran, Syria và Triều Tiên rủ nhau chống hiệp ước của Liên Hợp Quốc

Iran, Syria và Triều Tiên đã ngăn cản việc thông qua các hiệp ước quốc tế đầu tiên điều chỉnh việc buôn bán vũ khí thông thường toàn cầu trị giá 70 tỷ USD và cho rằng đó là sai lầm và thất bại trong cấm bán vũ khí cho các nhóm nổi dậy.

Các nhà ngoại giao của Liên Hợp Quốc cho biết Đại hội đồng gồm 193 quốc gia có thể đặt bản thảo qua một bên để bỏ phiếu sớm nhất là vào thứ Ba. "Hiệp ước mạnh mẽ này đã bị ngăn chặn", Trưởng phái đoàn Anh Joanne Adamson nói, "Hầu hết mọi người trên thế giới muốn thông qua quy định này, và những người lên tiếng cần phải được lắng nghe". "Sự trì hoãn đã thành công", bà nói thêm.

Người đứng đầu phái đoàn Hoa Kỳ, Trợ lý Ngoại trưởng Thomas Countryman, đã nói rằng: "Chúng tôi mong rằng hiệp ước này sẽ sớm được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc áp dụng". Ông từ chối dự đoán kết quả bỏ phiếu, tuy nhiên cho biết sẽ có một "đa số đáng kể" sẽ ủng hộ.

Các thành viên Liên Hợp Quốc đã bắt đầu cuộc họp vào tuần trước nhằm tạo ra sự thúc đẩy cuối cùng để kết thúc các cuộc thảo luận kéo dài hàng năm và đưa ra một hiệp ước quốc tế ràng buộc nhằm chấm dứt việc thiếu quy định trong việc bán vũ khí thông thường qua biên giới.

Hoạt động kiểm soát vũ khí và các nhóm nhân quyền cho rằng điều ước quốc tế này là cần thiết để ngăn chặn dòng chảy không kiểm soát được của các vũ khí và đạn dược mà họ cho rằng là nguyên liệu cho chiến tranh, tội ác và vi phạm nhân quyền.

Các đại biểu tham dự hội nghị soạn thảo hiệp ước cho biết, trong thứ Tư (27/3), họ đã gần đạt được một thỏa thuận phê chuẩn hiệp ước. Tuy nhiên, họ đưa ra cảnh báo Iran và các nước khác có thể cố gắng ngăn chặn việc này. Và đến nay, Iran, Syria và Triều Tiên đã thực hiện việc ngăn chặn sự đồng thuận cần thiết để hiệp ước được thông qua.

Khi nói trên kênh truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã nói rằng Tehran ủng hộ hiệp ước buôn bán vũ khí. Tuy nhiên, Đại sứ Liên Hợp Quốc của Iran Mohammad Khazaee đã nói trước hội nghị rằng ông không thể chấp nhận các điều ước quốc tế được quy định trong hiệp ước hiện tại. "Thành công của hiệp ước đã phản tác dụng khi nó có quá nhiều sai sót và kẽ hở pháp lý", ông nói, "Rất lấy làm tiếc rằng những nỗ lực chính đáng của nhiều nước cho một hiệp ước mạnh mẽ, công bằng và không phân biệt đối xử đã bị bỏ qua".

"Một trong những sai sót là thất bại trong việc cấm bán vũ khí cho các nhóm có hành vi xâm lược, bề ngoài là các nhóm nổi dậy", ông nói. Bản dự thảo hiện nay không cấm chuyển giao vũ khí cho các nhóm vũ trang, nhưng đề cập đến tất cả các cuộc chuyển giao vũ khí phải chịu kiểm soát nghiêm ngặt và sự đánh giá nhân quyền phải đặt lên hàng đầu.

Đại sứ Syria Bashar Ja'afari cũng đồng tình với những lo ngại của Iran, nói rằng ông cũng phản đối việc hiệp ước không cấm chuyển giao vũ khí cho các nhóm nổi dậy. "Thật không may, mối quan tâm quốc gia của chúng tôi đã không được xem xét", ông nói, "Đất nước chúng tôi không thể chấp nhận được".

Đại biểu của Triều Tiên cũng đã lên tiếng phản đối tương tự, cho thấy nó là một hiệp ước phân biệt đối xử và "không công bằng".

Iran, hiện đang bị áp đặt lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc bởi chương trình hạt nhân của họ, đã mong muốn đảm bảo việc nhập và xuất khẩu vũ khí không bị cắt giảm. Trong khi đó, Syria đang phải đối mặt với cuộc nội chiến kéo dài 2 năm và hy vọng vũ khí của Nga và Iran tiếp tục được bán cho mình. Triều Tiên cũng đang bị một lệnh cấm vũ khí của Liên Hợp Quốc do các cuộc thử nghiệm chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Nga và Trung Quốc thể hiện rõ ràng việc họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiệp ước nhưng bày tỏ sự nghiêm túc về dự đoán thất bại của nó trong việc tìm kiếm sự đồng thuận. Một đại biểu Nga nói trong hội nghị rằng Mátxcơva sẽ phải suy nghĩ nhiều về việc ký kết hiệp ước nếu nó được phê duyệt. Ấn Độ, Pakistan và một số quốc gia cho rằng hiệp ước chỉ ủng hộ xuất khẩu và tạo ra khó khăn cho các nhà nhập khẩu vũ khí.

Nếu được Đại hội đồng thông qua, hiệp ước này sẽ cần phải có được chữ ký và phê chuẩn bởi ít nhất 50 quốc gia trước khi có hiệu lực.

Từ khoá: không công bằng quốc tế gia triều tiên quy định iran

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...