công nghệ
Nhật Bản - nước nhập khẩu khí gas hóa lỏng nhiều nhất thế giới - mới đây tuyên bố họ đã chiết xuất thành công khí gas từ băng cháy hay còn gọi là metan hydrat (methane hydrate) dưới đáy biển. Không phải là nước duy nhất nghiên cứu công nghệ chiết xuất khí gas từ băng cháy nhưng Nhật là nước đầu tiên thành công với công nghệ này, đem tới tia hy vọng mới cho việc tìm nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch sẽ dần cạn kiệt. Băng cháy được tìm thấy nhiều nhất dưới đáy đại dương mênh mông, theo ước tính thì lượng carbon trong metan hydrat nhiều gấp đôi so với carbon được tìm thấy trong nhiên liệu hóa thạch.
Băng cháy hay metan hydrat được hình thành khi nước và khí gas metan trộn lẫn với nhau dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp, dẫn tới việc chúng bị đóng băng. Các con tàu thăm dò của Nhật đã khoan xuống đáy biển ở độ sâu 300 mét để chiết xuất khí gas từ một lớp metan hydrat. Để tách nước và khí metan, những nhà khoa học người Nhật đã bơm nước ra từ dưới đáy biển, hạ thấp áp suất xung quanh để làm tan chảy băng và sau đó khí gas thiên nhiên được đưa lên mặt đất. Ngoài ra, khí gas cũng có thể được chiết xuất bằng cách đốt cháy metan hydrat cứng nhưng cách đầu tiên sử dụng ít năng lượng hơn.
Dù mới đang trong quá trình thử nghiệm nhưng đây là một thành quả với một đất nước nghèo nàn về tài nguyên như Nhật. Đó cũng là kết quả của việc đầu tư hàng trăm triệu USD từ những năm 2000 để khám phá băng cháy dưới đáy biển Thái Bình Dương và biển Nhật Bản. Có một điều cần quan tâm đó là những tác hại của loại khí metan này đến môi trường, liệu đó có phải là loại khí nhà kính... Nhật Bản cần nghiên cứu thêm. Chính phủ nước này hy vọng họ sẽ thương mại hóa công nghệ chiết xuất khí gas từ băng cháy trong vòng 5 năm tới.
Nguồn: NY Times, The Verge
công nghệ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét