Sau gần 10 năm, sống lại thời kỳ "ăn ngủ" cùng sản phẩm như hồi FPT Visky
Năm 2009, ông Phan Thanh Giản được biết đến với vai trò Giám đốc FPT Visky, nơi cho ra lò những sản phẩm như Vitalk, Vihuni, Vimua, Vinaanh, Vicongdong, Vibeyeu, ViMap, Violet, Violympic… Tuy nhiên, dù "bắt sóng" đúng nhu cầu nhưng đa phần các dự án lại không phát triển như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Kể lại quãng thời gian đó, ông Phan Thanh Giản cho rằng, hơn 15 năm làm công việc liên quan công nghệ, quãng thời gian điều hành hành FPT Visky thực sự đáng nhớ vì được thường xuyên với làm việc trực tiếp với anh Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT từ 18 giờ mỗi ngày cho đến khuya trong 1-2 năm trời. "Nhưng quả thật chăm chỉ mà còn hạn chế kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, điều hành công ty thì cuối cùng cũng không thành. Tuy nhiên, Visky được xem là cái nôi đào tạo nên các startup thành công về sau này", ông Giản kể lại nguyên nhân thất bại của Dự án FPT Visky.
Ông Phan Thanh Giản từng thực hiện nhiều dự án tại FPT, FPT Telecom và sau đó chuyển sang Vega với Clip TV năm 2016. - Ảnh tại buổi họp báo ra mắt Clip T |
Cũng theo ông Giản, với vai trò GĐ điều hành ClipTV hiện tại ông thấy mình như đang quay lại thời Visky sau gần 10 năm. Vốn không khác gì nhiều, vẫn cứ chăm chỉ cùng đồng đội chiến đấu, chỉ khác là ở FPT Visky chỉ được cho phép tiêu 2 triệu đô, thì giờ được công ty tin tưởng cho tiêu nhiều hơn số đấy.
Ông Giản cho biết, sau 2-3 sản phẩm lớn có hàng triệu người dùng nhưng lại thất bại và biến mất với nhiều lý do, chính ông đã rút ra rất nhiều bài học cho mình như việc xây dựng công nghệ nền tảng (platform) hoàn chỉnh để có thể tăng trưởng người dùng nhanh nhất là một bài toán khó với kỹ sư Việt Nam, cái giá phải trả rất đắt về thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, đó còn là bài học về việc không được xem nhẹ marketing/xây dựng thương hiệu, hay việc có thể mất đi người dùng nếu sản phẩm cho ra mắt không được chỉnh chu tỉ mỉ. Bên cạnh đó, còn là vấn đề về quản lý con người khi tất cả cùng nhau phối hợp trong một dự án.
"Bài học quan trọng nhất tôi học được là về việc quản lý dòng tiền bởi vì nó là huyết mạch của dự án, nó là quyết định việc dừng hay tiếp tục dự án của ông chủ, của nhà đầu tư. Nên một đồng chi ra thì đã phải đắn đo tính toán, và trân trọng từng đồng thu vào dù nó có nhỏ bé thế nào", ông Giản nhấn mạnh.
Clip TV chỉ mới đạt được 15% kế hoạch dài hạn
Nói về quyết định rời FPT của mình và cơ duyên với Clip TV, ông Giản cho rằng, 10 năm là một khoảng thời gian cũng không dài mà không ngắn khi được làm việc tại FPT. Tại FPT, ông có cơ hội được làm việc với các lãnh đạo cao nhất của tập đoàn, được đào tạo sâu về các kỹ năng quản trị và tích lũy nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau thời gian dài ông cảm thấy bản thân không còn năng động như trước, nên khi được anh Sơn (GĐ Vega-PV) mời làm giám đốc điều hành ClipTV với tiêu chí "Em cứ toàn quyền làm - Anh giao rồi thì không đứng sau giật áo của em đâu", ông đồng ý thử thêm 1 cơ hội nữa với sản phẩm truyền hình OTT.
Nói về kinh nghiệm làm về OTT, ông chia sẻ thực tế, với hơn 10 năm làm việc ở FPT ngoài việc làm quản lý thì song song đó chủ yếu là dành thời gian làm sản phẩm liên quan OTT, như ViTalk OTT chat. Sau này, may mắn được lãnh đạo công ty FPT Telecom giao cho phụ trách sản phẩm của dự án FPT Play - OTT TV. Và giờ đây, chính những điều đó, giúp ông có nhiều kinh nghiệm quý giá để điều hành dịch vụ ClipTV - Truyền hình OTT ở Vega.
Đánh giá về thị trường truyền hình OTT trong thời gian tới ở Việt Nam, ông Giản khẳng định , 2-3 năm tới sẽ cực kỳ sôi động khi mà nhiều công ty trong nước và quốc tế cùng tham gia. Nhưng thành thật mà nói, cuộc chơi này không đơn giản khi mà giờ đây các công ty truyền hình OTT đã và đang từ bỏ cuộc chơi. "Bởi vì, ai cũng thấy nhiều điểm sáng, nhưng khi vào thực sự sẽ thấy nhiều điểm tối như công nghệ, nội dung, giấy phép, phát triển người dùng... với chi phí lên đến hàng trăm tỉ", ông Giản lý giải.
Đối với Clip TV, ông Giản chia dự án ra này làm 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn phát triển sản phẩm, giai đoạn sản xuất nội dung gốc (Original content) và giai đoạn tăng tốc thuê bao.
Mỗi giai đoạn cần thời gian tối thiểu 1,2 năm. Hiện team ClipTV đã hoàn thành giai đoạn 1 với nhiều đánh giá tốt về sản phẩm từ người dùng và cộng đồng. Bằng chứng là tính đến hết tháng 12/2017, Clip TV đã có hơn 800,000 thuê bao sử dụng dịch vụ, được cấp giấy phép truyền hình OTT cũng như nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM về việc đã có thành tích tốt trong nghiên cứu, sản xuất và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin giá trị gia tăng tiêu biểu trong năm 2017.
Tuy nhiên, với tất cả những kết quả đã đạt và những nội dung sắp thực hiện ông Giản kết luận: "Tôi đoán chắc tôi và team mới làm được 15% trong kế hoạch của mình và từ năm 2018 tôi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn thứ 2 và dành nhiều thời gian cho việc sản xuất nội dung gốc (Original content) như phối hợp cùng Yeah1 CMG thực hiện dự án phim "Trường học bá vương" hay sắp tới sẽ tổ chức sản xuất một series web drama có kịch bản chuyển thể từ văn học mạng"
0 nhận xét:
Đăng nhận xét